1.Chơi BOWLING
Mục tiêu:
- Nâng cao sự tập trung chú ý
- Rèn thể chất, nâng cao sự chính xác của cử động cánh tay hướng trúng mục tiêu
- Trẻ biết thực hiện lần lượt
Người tham gia :
Cần có ít nhất 2 người
Chuẩn bị :
- Bóng to , 6 quả bowling bằng nhựa
- Một khoảng chơi rộng bằng phẳng
Cách thực hiện:
Xếp 6 quả bowling theo kiểu 3-2-1. Vẽ 2 đường thẳng song song dài khoảng 2.5-3m . Kẻ vạch xuất phát . Chỉ cho trẻ cách đứng dưới vạch xuất phát và cách lăn bóng sao cho các bowling đổ.
Giúp trẻ xếp lại các quả bowling
Động viên cổ vũ trẻ khi trẻ thực hiện thao tác lăn trái bóng
Lập bảng ghi lại số quả bowling bị đổ của từng trẻ tham gia trong mỗi lần ném
*Lưu ý :
Khi trẻ quen dần trò chơi, giáo viên tăng dần khoảng cách ném và tổ chức thi đua giữa các trẻ.
Có thể dùng giấy thừa bọc thành quả bóng, dùng chai nước nhỏ 350ml-500ml làm bowling, có thể dùng vỏ lon nước ngọt tổ chức trò chơi này( bỏ một vài viên sỏi nhỏ vào trong lon để lon khó đổ hơn)…
2. Nhảy trên đệm
Mục tiêu:
- Tạo sự hưng phấn, thích thú cho trẻ
- Nâng cao sự tập trung chú ý
- Rèn khả năng giữ thăng bằng cho trẻ
Người tham gia: 2 người
Chuẩn bị
- Phòng ngủ, phòng tập
- Đệm/ giường lò xo
- Đệm mút dầy 30cm
Cách thực hiện:
Người lớn cùng với trẻ đi lại, chạy nhảy tự do trên đệm mút/ đệm lò xo hoặc giường lò xo
Bật nhảy tại chỗ lên xuống trên nệm, hai chân dang rộng, bật lên cao đồng thời hai tay quơ từ hai bên hông lên trên đỉnh đầu và vỗ thành tiếng
Cho trẻ nhảy sang bên phải, bên trái
Cho trẻ nhảy tới phía trước, phía sau
Cho trẻ vừa nhảy vừa quay sang phải, sang trái hoặc xoay 180 độ hoặc xoay một vòng
*Lưu ý:
Khi cùng trẻ chơi, hãy đợi trẻ phản hồi, chờ trẻ chủ động và là người làm chủ cuộc chơi, chia sẻ niềm vui với người chơi cùng bé.
Có thể thay thế đệm bằng chăn bông dày, độ đàn hồi tốt( đảm bảo an toàn cho trẻ)
3. Đi trên cầu thăng bằng
Mục tiêu
- Nâng cao sự tập trung chú ý cho trẻ
- Phát triển khả năng giữ thăng bằng
- Trẻ biết cách vượt qua cầu thăng bằng và mang theo những đồ vật khác nhau
Người tham gia:
Ít nhất 3 người
Chuẩn bị
- Đồ dùng : 1 ghế thăng bằng , 2 rổ nhựa, 1 rổ xanh đựng 10 đồ vật khác nhau, 1 rổ dỏ rỗng.Đặt 2 rổ ở 2 đầu ghế. 5-8 tờ báo
- Địa điểm: người tham gia đứng thành hàng dọc phía ngoài cách ghế 1m
Cách thực hiện:
Anh/chị làm mẫu hoạt động đi người không qua cầu thăng bằng.
Lần 2 anh/chị chọn một đồ vật trong rổ xanh cầm và đi qua cầu thăng bằng bỏ vật vào rổ đỏ ở đầu bên kia của cầu thăng bằng
Đối với trẻ ADHD dạng giảm tập trung hay lo lắng , bối rối và thiếu tự tin, hoặc trẻ ADHD dạng hiếu động hoặc liên kết nhưng không thích tham gia các hoạt động tập thể, mẹ thực hiện lần lượt theo các gợi ý sau:
+ Mẹ nắm một tay trẻ và đi bên cạnh trẻ
+ Mẹ đi bên cạnh và cho trẻ cầm một ngón tay của mình
+ Mẹ chỉ đi bên cạnh trẻ hoặc chỉ chạm vào vai của trẻ khi cần thiết để trẻ tự tin hơn
Động viên trẻ ngay khi trẻ tự đi qua được cầu thăng bằng
Đối với trẻ ADHD đi hay vấp ngã: Mẹ đặt các tờ báo trên sàn nhà . Mẹ yêu cầu trẻ bước đi trên các tờ báo. Sau Khi trẻ đi qua được các tờ báo thì mẹ cho trẻ đi trên cầu thăng bằng, nâng dần độ khó bằng cách:
+ Cho trẻ đeo/ khoác trên vai hai túi cát/ gạo/ đỗ nhẹ ( kiểu ruột tượng)đi qua cầu. Yêu cầu: Trẻ tự đi qua cầu , không ngã, không đánh rơi đồ vật. Có thể cho trẻ đeo balo/ áo khoác nặng khi đi cầu thăng bằng
4. HOẠT ĐỘNG TÔ MÀU
Chuẩn bị: Giấy, bút màu
Cách chơi: Phụ huynh gợi ý một số hình cho trẻ chọn để tô như: mặt cười, mặt buồn, hình tròn, vuông, con cá, con gà… đầu tiên nên cho trẻ chọn những hình đơn giản trước, dần dần cho trẻ chọn các hình phức tạp hơn. Phụ huynh nên tô cùng trẻ và khuyến khích trẻ bằng lời nói như: con tô mặt cười cho thật đẹp nhé giống của mẹ nè, xem ai tô nhanh hơn nhé…
5. TRÒ CHƠI LÀM BÁNH
Chuẩn bị: đất sét, một số khuôn làm bánh
Cách chơi: Phụ huynh cùng chơi với bé, vừa chơi vừa diễn giải bằng lời nói: “hôm nay sinh nhật ba, 2 mẹ con mình sẽ làm bánh tặng ba nhé!Đầu tiên mình làm bánh sinh nhật tăng ba”, vừa nói và vừa cùng bé nhào đất, dùng khuôn bánh ấn xuống để tạo thành bánh. sau đó đặt câu hỏi cho bé “con muốn là gì tặng ba” nên gợi ý cho bé, và tiếp tục trò chơi tới khi nào bé có dấu hiệu chán
6. TRÒ CHƠI “TÌM ĐƯỜNG ĐI”
Chuẩn bị: mô hình xe đồ chơi nhỏ, khối gỗ đồ chơi
Cách chơi: sắp các khối gỗ tạo thành mô hình nhà tượng trưng, xếp đường đi: 1 đường sẽ về tới nhà, 1 đường sẽ vào hẻm cụt. Ban đầu Phụ huynh cho 2 đường, ngắn, sau đó tăng lên dài, tăng lên 3 đường, 4 đường cho bé chọn lựa
Cách chơi tìm đường này có thể sử dụng bút lông vẽ trên bài tập giấy nếu bé nào có kỹ năng vẽ, viết tốt
7. TRÒ CHƠI “CHỌN HÌNH”
Trò chơi này cho trẻ có khả năng tập trung chú ý tốt hơn
Chuẩn bị: một số hình ảnh quen thuộc với trẻ
Cách chơi 1: Ban đầu sử dụng 2 hình, cho trẻ quan sát sau đó cho trẻ nhắm mắt lại, mẹ giấu đi 1 hình và hỏi trẻ “con xem mất hình nào?”. Tăng lên lần lượt 3, 4, 5 hình khi trẻ làm tốt.
Cách chơi 2: có thể mẹ sắp xếp thứ tự 2 hình, cho trẻ quan sát, sau đó mẹ xáo trộn 2 hình đó và yêu cầu trẻ sắp xếp lại. Tăng lên lần lượt 3, 4, 5… hình khi trẻ làm tốt
Cách chơi 3: Cho trẻ quan sát 1 hình, sau đó mẹ sắp hình đó trong 2 hình khác, và yêu cầu trẻ tìm hình vừa được xem
8. ĐỌC SÁCH CHO BÉ NGHE
Là hoạt động tăng khả năng chú ý ở trẻ rất tốt, phụ huynh nên đọc sách nhiều cho trẻ nghe. Khi đọc sách phụ huynh nên diễn tả nét mặt và giọng nói của mình phù hợp với các nhân vật trong truyện sẽ giúp trẻ thích thú hơn.Hướng dẫn luyện tập trung chú ý cho trẻ
Khi trẻ có thể nhớ câu chuyện mà trẻ đã được nghe, ta có thể cùng trẻ kể lại câu chuyện bằng cách khơi gợi cho trẻ, cho trẻ bắt chước các giọng điệu, nét mặt của nhân vật.
9. XÂU HẠT
Là hoạt động giúp phát triển vận động ngón tay, ngoài ra nó còn phát triển khả năng tập trung chú ý cho trẻ rất tốt Hướng dẫn luyện tập trung chú ý cho trẻ
Chuẩn bị: Bộ xâu hạt
Cách chơi: ban đầu phụ huynh đưa ra số hạt yêu cầu trẻ xâu vào hết (ví dụ: 5 hạt), sau đó tăng dần số hạt càng nhiều càng tốt. Nếu khả năng nhận thức trẻ tốt thì ta có thể cho trẻ xâu hạt xen kẽ (ví dụ: 1 màu vàng, 1 màu đỏ, hoặc 1 con cá, 1 con gà…)
10. TRÒ CHƠI “QUAN SÁT TRANH”
Chuẩn bị: 1 số tranh có nhiều chi tiết Hướng dẫn luyện tập trung chú ý cho trẻ
Cách chơi: Cho trẻ quan sát tranh với 3 chi tiết khác nhau trong thời gian 1p có thể trò chuyện với trẻ những hình ảnh trong tranh, sau đó cất tranh đặt câu hỏi cho trẻ “trong tranh có những hình gì?”, trẻ phải nêu lên những hình vừa thấy
Hoặc đối với những trẻ hạn chế ngôn ngữ, chúng ta có thể để những tấm hình cắt rời giống trong tranh và 1 số hình không có trong tranh, đưa cho trẻ để trẻ chọn ra những hình mà trẻ thấy trong tranh
11. TRÒ CHƠI “TÌM HÌNH”
Chuẩn bị: Hình vẽ có nhiều hình học khác nhau, hoặc tranh 1 số dụng cụ có chứa hình học
Cách chơi: Cho trẻ tìm hình chữ nhật trong bức tranh đồ dùng nhà bếp (có 3 hình ảnh), tăng dần mức độ
12. TRÒ CHƠI ĐẨY XE
Chuẩn bị: bìa cứng, nhiều xe đồ chơi
Cách chơi: đặt bìa cứng cho có động nghiêng 30 – 40 độ, sau đó đặt lần lượt từng chiếc xe lên cho xe chạy
12. TRÒ CHƠI XÉ GIẤY
Chuẩn bị: 1 ít giấy báo, hoặc giấy trắng
Cách chơi: Cho Bé xé giấy theo hình trên giấy báo, hoặc cho bé xé giấy tự do, hoặc ba mẹ có thể vẽ đường kẻ sẵn trên giấy và cho bé xé theo đường kẻ
Trò chơi này ngoài việc phát triển chú ý thì còn phát triển vận động tinh khá tốt cho trẻ
13. NGHE NHẠC
Cho trẻ nghe nhạc nhiều cũng kích thích trẻ chú ý ghi nhớ lời bài và giai điệu của bài hát, đến lúc nào đó trẻ nghe được bài hát thì trẻ cũng ngân nga theo
Ngoài ra còn một số hoạt động như trò chơi xây dựng, trò chơi xếp hình cũng giúp trẻ phát triển tốt sự tập trung chú ý.
Trẻ có thể tập trung và chú ý vấn đề sẽ giúp hoàn thành tốt công việc một cách dễ dàng hơn. Nhờ vào sự tập trung cao độ, trẻ sẽ dễ dàng đánh bại những tác động xung quanh như tiếng ồn hoặc các hoạt động làm phân tán tư tưởng. Hãy tập luyện thói quen cho sự tập trung chú ý hàng ngày cho trẻ cho đến khi trẻ đang làm việc gì đó mà vẫn tập trung tốt vào công việc của mình dù có bị bất cứ tác động xung quanh khác xen vào.
Chúc các con có nhiều tiến bộ!
Mời bạn tham gia Group Thắp đèn xanh – Đồng hành cùng trẻ Tự kỷ để thảo luận, chia sẻ và đồng hành cùng cá