5 Yếu Tố Có Ảnh Hưởng Xấu Tới Quá Trình Phát Triển Ngôn Ngữ Của Trẻ

  1. Quá nuông chiều, không cho con được nói.

Nhiều phụ huynh nghĩ rằng trẻ còn nhỏ, không biết cách diễn đạt ngôn ngữ nên khi trẻ chưa kịp nói thì họ đã “cướp lời” giành nói với trẻ. Điều này khiến trẻ bị hụt hẫng khi muốn bày tỏ mong muốn của mình vì chưa nói đã được đáp ứng.

Hành động này đã vô tình làm mất cơ hội cho con được nói, lâu dần dẫn đến tình trạng ỷ lại và chậm nói.

Thay vì vội vàng giúp con, các mẹ nên gợi chuyện để hỏi con “con cần gì nào?”, “đó là cái gì nhỉ?”… Gợi câu hỏi cho con là một cách tốt để trẻ có phản ứng lại trước những lời nói của mẹ.

  1. Cho trẻ xem tivi quá nhiều

Khi xem tivi, bé chỉ được tiếp nhận thông tin một chiều và không biết đến những thứ xung quanh.

Không những ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của trẻ, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến  thị giác cũng như khả năng học tập sau này.

Có một cách để cho bé xem tivi và vẫn có thể kích thích được ngôn ngữ của con, đó là hãy ngồi xem cùng con. Mẹ vừa xem vừa diễn giải các nhân vật, về cái sai cái đúng cho trẻ nghe và hiểu, giúp trẻ có phản xạ ngôn ngữ tốt hơn.

  1. Lười nói chuyện với con.

Lười nói chuyện với con khiến khả năng tương tác cũng như tiếp nhận thông ít, vốn từ vựng thường ngày trở nên nghèo nàn.

Con không biết diễn tả ý nghĩ của mình vốn từ không đủ, kỹ năng giao tiếp yếu.

Ba mẹ nên dành thời gian với con nhiều hơn, hãy tương tác với con các nhiều chủ đề gần gũi, quen thuộc nhất.

  1. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với bên ngoài

Trẻ không được ra ngoài chơi nên chỉ biết làm bạn với búp bê, đồ chơi, xếp hình…, lâu dần dẫn đến tình trạng ít nói, thậm chí mất dần khả năng nói.

Các mẹ cần biết rằng, trẻ cần có một môi trường vui vẻ, hòa đồng, có bạn bè, môi trường tự nhiên để hòa nhập. Ở trong môi trường như vậy, trẻ có nhiều bạn bè nên đương nhiên sẽ nảy sinh nhu cầu muốn giao tiếp, muốn nói chuyện, muốn giao lưu.

  1. Dạy cho con những từ khó ngay từ đầu

Việc phải nói những từ đó mà không hiểu thì sẽ khiến trẻ không những không nói theo được mà còn gây ra sự khó khăn trong việc dùng từ và hiểu nghĩa của chúng.

Bắt đầu bằng những từ đơn, ngắn gọn, dễ hiểu sẽ giúp trẻ dễ học, nhớ và phát âm tốt hơn. Lưu ý, cần nói thật chậm, rõ ràng và nên kết hợp những đồ vật gắn với cuộc sống xung quanh trẻ để việc học nói nhanh có hiệu quả.

Mời bạn tham gia Group Thắp đèn xanh – Đồng hành cùng trẻ Tự kỷ để thảo luận, chia sẻ và đồng hành cùng các trẻ Tự kỷ!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *