Bổ sung lợi khuẩn có thể giúp điều trị tự kỷ?

Bổ sung lợi khuẩn không chỉ giúp giảm các triệu chứng tiêu hóa. Một phát hiện mới đáng ngạc nhiên cho thấy hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh có thể giúp chống lại tự kỷ. 

Nghiên cứu nói gì?

Một nghiên cứu nhỏ trên 18 trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ cũng gặp vấn đề nghiêm trọng về tiêu hóa cho thấy: Cân bằng hệ vi sinh đường ruột của chúng đã làm giảm các triệu chứng tiêu hóa và các triệu chứng tự kỷ. 

Tất cả những trẻ tự kỷ mà chúng tôi theo dõi đều có các triệu chứng tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón, đau dạ dày. Khi được cân bằng hệ vi sinh đường ruột, những triệu chứng này đã được cải thiện đáng kể, cả hành vi của chúng cũng được cải thiện theo“, tác giả nghiên cứu Rosa Krajmalnik-Brown – Đại học bang Arizona ở Tempe, Ariz (Mỹ) cho biết. Tác giả nghiên cứu nói thêm: Khi chúng tôi kiểm tra lại 2 năm sau đó, hành vi của những đứa trẻ này thậm chí còn tốt hơn và các triệu chứng tiêu hóa cũng tốt hơn nhiều, nhưng không tốt bằng ngay sau khi được điều trị. 

Cô không rõ chính xác bằng cách nào mà hệ vi khuẩn đường ruột giúp cải thiện các triệu chứng tự kỷ. Bởi vì tất cả những trẻ bị tự kỷ đều có vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng, nên cô cho rằng “có thể chúng thoải mái hơn và có khả năng tập trung tốt hơn, học tập cũng tốt hơn“. Cũng có thể là những vi sinh vật khỏe mạnh trong ruột gửi tín hiệu đến não, giúp các tế bào não kết nối tốt hơn, trẻ học tập tốt hơn…

điều trị tự kỷ cho trẻ em

Hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh giúp cải thiện các triệu chứng tự kỷ

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng 30-50% những người mắc chứng tự kỷ cũng có vấn đề về tiêu hóa mạn tính, có thể khiến họ khó chịu và gây khó khăn cho việc học tập, chú ý và cách cư xử. Những đứa trẻ được nghiên cứu có tỷ lệ lợi khuẩn trong ruột thấp. Việc điều trị làm tăng sự đa dạng vi khuẩn và tăng hàm lượng lợi khuẩn trong ruột. 

Khi nghiên cứu bắt đầu, 83% trẻ em được phân loại là tự kỷ nặng. Vào cuối cuộc nghiên cứu, chỉ có 17% là nghiêm trọng, 39% là nhẹ hoặc trung bình và 44% ở dưới ngưỡng rối loạn phổ tự kỷ nhẹ.

Các nhà khoa học đánh giá các triệu chứng của trẻ cho thấy, những trẻ này đã giảm 45% các triệu chứng tự kỷ so với khi bắt đầu nghiên cứu.

Chưa thể khẳng định bổ sung lợi khuẩn giúp điều trị tự kỷ cho trẻ em

điều trị tự kỷ cho trẻ em

Lợi khuẩn giúp cải thiện hệ vi sinh vật trong đường ruột trẻ tự kỷ

Tiến sĩ Andrew Adesman – Trưởng khoa Nhi và Phát triển hành vi tại Trung tâm y tế Cohen Children ở New Hyde Park, (Mỹ) sau khi xem xét các kết quả nghiên cứu thì cho rằng: Chỉ có trẻ mắc chứng tự kỷ và các vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng mới được đưa vào nghiên cứu. Không rõ liệu việc điều trị này có hữu ích cho trẻ tự kỷ không có vấn đề về tiêu hóa hay không. Hơn nữa, không có nhóm đối chứng dùng giả dược, nên thật khó để so sánh. Bởi vậy, ông cho rằng, cần phải nghiên cứu thêm về phương pháp điều trị này. 

Các chuyên gia cho rằng, các bậc phụ huynh nếu muốn cải thiện hệ vi sinh vật trong đường ruột của trẻ, hãy thử cho trẻ ăn chế độ ăn uống đa dạng hơn, bao gồm nhiều chất xơ từ rau củ quả. Nghiên cứu này được công bố trên Tạp chí khoa học Reports (Mỹ).

Vậy bổ sung lợi khuẩn có lợi ích gì?

Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ tuy chưa thể khẳng định chắc chắn nhưng đã thêm một lần nữa nhấn mạnh vai trò của hệ vi sinh đường ruột đến sức khỏe con người. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột, như dùng thuốc kháng sinh kéo dài, ăn ít chất xơ, rối loạn tiêu hóa… 

điều trị tự kỷ cho trẻ em

Những thực phẩm có chứa lợi khuẩn tốt cho sức khỏe

Bổ sung lợi khuẩn từ thực phẩm (như sữa chua, dưa muối, kimchi, kefir, trà kombucha) và các thực phẩm bổ sung (như men vi sinh) sẽ giúp thiết lập lại hệ cân bằng vi sinh đường ruột, giúp giảm các triệu chứng tiêu hóa khó chịu, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch và tăng sức khỏe tổng thể. 

Nguồn tham khảo :

1.Association Between Gut Microbiota and Autism Spectrum Disorder: A Systematic Review and Meta-Analysis. (2019). Frontiers in Psychiatry

2. How Inflammation and Gut Bacteria Influence Autism. (April 2018). Medical News Today

3. Can Probiotics Benefit Children With Autism Spectrum Disorders? (December 2016). World Journal of Gastroenterology

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *