Các chiến lược phát triển ngôn ngữ cho trẻ chậm nói

1. Mở rộng: thêm từ vào những gì con bạn nói. Nếu con bạn nói “chó”, bạn có thể nói “chó ăn”, hoặc “chó đang ăn”. Việc mở rộng giúp con bạn ghép các từ.

2. Cố tình quên: sau khi con bạn đã quen với nếp sinh hoạt hàng ngày, bạn nên quên có chủ định một cái gì đó trong một phần của nếp sinh hoạt đó. Ví dụ, lấy sữa ra khỏi tủ lạnh và sau đó đưa cho con bạn cái cốc nhưng ko đổ sữa vào đó.

3. Tạo điều kiện cho trẻ lựa chọn: khi con bạn chỉ không chính xác những gì bé muốn nói (ví dụ như chỉ vào hướng dẫn chung của tủ lạnh), hãy cho con bạn lựa chọn giữa hai thứ và hãy cố gắng giúp bé sử dụng từ để cho bạn biết bé muốn gì. Ví dụ, nếu con bạn chỉ vào tủ lạnh, bạn hỏi bé: “con muốn uống sữa hay nước cam?”

4. Học có chỉ dẫn: chiến lược này có thể ko dẫn tới việc bé nói ra từ nào vì về cơ bản nó được sử dụng cho trẻ chưa nói được. Chiến lược này liên quan tới việc sắp xếp môi trường để tạo ra một cái gì đó hấp dẫn sự chú ý của con bạn. Có thể con bạn đang bắt đầu chơi các trò chơi thường ngày như đẩy xe ô tô lên xuống. Bạn có thể thử các trò thường ngày mà con bạn phải đẩy những vật khác lên xuống. Tuy nhiên, điều quan trọng là người lớn cần phải mô tả những hoạt động đó của trẻ. Bằng cách đó, chúng ra có thể giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa hành động và từ mô tả hành động.

5. Bắt chước: Một trong các cách tốt nhất để dạy con bạn rằng việc bắt chước thú vị (và có ích cho việc học nhiều kỹ năng) là bắt chước một cái gì đó con bạn bắt đầu. Con bạn sẽ đặc biệt thấy thú vị với sự bắt chước đó nếu đó là một việc gì đó rất ngớ ngẩn. Hãy tìm kiếm cơ hội bắt chước (ví dụ, con bạn đặt một chiếc chảo lên đầu và sau đó nhìn bạn bắt chước làm như thế). Bạn cũng có thể bắt chước các âm phát ra của bé (ví dụ, nếu con bạn nói “eee”, bạn hãy nhắc lại; nếu con bạn búng lưỡi bĩu môi ê, bạn cũng bắt chước).

6. Hãy làm cho con bạn tự quyết định: khi chơi với con bạn, hãy để cho bé lựa chọn hoạt động. Chiến lược này có thể không trực tiếp dẫn đến việc bé nói gì nhưng bằng cách thực hiện những hoạt động mà bé chọn lựa, bạn có thể nói mẫu những câu mà có thể làm cho bé thấy thích thú.

7. Làm mẫu: trẻ học nhiều thứ từ việc bắt chước. Hãy khuyến khích con bạn sử dụng các từ để nói về những gì bé đang làm bằng cách làm mẫu. Hãy chỉ ra hoặc nói những gì bạn muốn con bạn làm trước khi bạn mong bé làm được như vậy. Ví dụ, hãy cho con bạn nghe bạn nói âm hoặc từ … hoặc nhìn bạn thực hiện hoạt động trước khi bé cố gắng làm tất cả những hoạt động đó.

8. Vật mới lạ: giới thiệu một cái gì đó mới lạ vào môi trường của bé, một cái gì đó mà khác với những gì đi kèm với nếp sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ, nếu bạn đang chơi với bé cùng với các thứ đồ chơi, bạn hãy đặt một cái chai sữa trẻ em vào giữa đống đồ chơi đó. Hãy thử xem xem con bạn có nhận thấy những thứ mới lạ hoặc những thứ ko mong đợi, hãy thu hút sự chú ý của bé tới những vật đó bằng cách nói: “Ồ, hãy nhìn cái này” trong khi bạn chỉ vào vật đó và gọi tên nó.

9. Ngoài tầm với: bạn có thể đặt một cái gì đó có chủ định mà bạn biết con bạn sẽ muốn ra khỏi tầm với của bé hoặc vào một chiếc hộp mà bé không thể mở. Việc đặt một thứ gì đó ngoài tầm với của bé sẽ tạo ra một tình huống cho con bạn phải chỉ vào thứ đó để cho bạn biết bé muốn gì. Sau đó, bạn có thể cố gắng giúp con bạn nói / ký hiệu tên của đồ vật bé muốn hoặc những từ khác như “đưa cho con”, “muốn”, hoặc “làm ơn” trước khi bạn đưa cho bé đồ vật đó.

10. Tường thuật: đó là khi bạn tường thuật về hành động của con bạn. Hãy coi chính bạn là một bình luận viên. Hãy mô tả từng thứ mà con bạn làm, sử dụng ngôn ngữ ở mức độ mà bạn muốn con bạn nói hoặc hiểu. Ví dụ, nếu con bạn đang chơi trong chậu tắm của bé, hãy mô tả những gì đang diễn ra. Ví dụ: “Nam đang lấy xà phòng; Ồ, xà phòng rất trơn; Lúc này Nam đã lấy được nó; Nam đang rửa chân; Nam đang đẩy chiếc thuyền.”

11. Diễn giải ngắn gọn và rõ ràng hơn: nếu con bạn dường như không hiểu những gì bạn nói, hãy thử diễn giải bằng những từ khác. Con bạn có thể hiểu bạn hơn nếu bạn dùng các ngôn từ dễ hiểu hơn. Ví dụ: hãy nói “ngồi xuống” thay cho câu “con phải ngồi xuống và ăn xong rồi con đi thăm bà bây giờ”.

12. Kích thích bằng tranh ảnh: có thể sử dụng các bức tranh ảnh về đồ vật và các hoạt động để giúp trẻ giao tiếp. Việc sử dụng các bức tranh, ảnh nhằm mục đích làm giảm sự tức giận của con bạn và cải thiện khả năng cho bạn biết nhu cầu và mong muốn của con bạn. Bé có thể làm việc đó bằng cách chỉ hoặc cầm tay bạn chỉ vào bức tranh hoặc bé có thể sử dụng tranh ảnh thay cho lời nói. Đối với hầu hết các trẻ, việc sử dụng tranh ảnh chỉ là tạm thời, nhưng một vài trẻ có thể sử dụng tranh ảnh lâu dài hơn.


Mời bạn tham gia Group Thắp đèn xanh – Đồng hành cùng trẻ Tự kỷ để thảo luận, chia sẻ và đồng hành cùng các trẻ Tự kỷ!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *