Các Dấu Hiệu Về Xúc Giác Bất Thường Của Trẻ Có Rối Loạn Giác Quan (ASD)

 Có bao giờ bạn tự hỏi, tại sao con bạn lại có những biểu hiện như: sờ chạm cầm đồ vật, quăng, ném, đập, gõ, chà…vò tóc, xé giấy, cầm kéo cắt, nhồi bột/ đất sét, thích ôm chặt, mặc quần áo bó sát, chui vào trong các góc chật hẹp, chơi trò chơi quấn mền; thích vỗ tay, ít biết đau khi bị té ngã hoặc va chạm đồ vật; bốc đồ cho vào miệng, nghiến răng, gõ răng, massage, thích sờ cát, chơi dưới nước…Ngược lại, có những trẻ né tránh không mặc quần áo chật hoặc các chất liệu cứng, không thích ai sờ hoặc ôm trẻ, sợ các vật nhớt dính, sợ cắt móng tay, cắt tóc, gội đầu … Đó là các biểu hiện của rối loạn xử lí cảm giác Xúc Giác. Hầu hết, các trẻ tự kỉ đều có các vấn đề liên quan đến rối loạn cảm giác.

 Vậy Rối loạn xử lí cảm giác Xúc Giác có những biểu hiện như nào? Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu nhé !


1
. Quá mẫn cảm với cái chạm 
– Trở nên sợ hãi, lo lắng hoặc hung hăng với ánh sáng hoặc những cái chạm bất ngờ.
– Như một người lớn, trẻ không thích được ôm, thơm, bế. Trẻ có phản ứng uốn cong người, khóc hay đẩy người ra.
– Đau khổ khi phải mặc tã hay thay tã.
– Tỏ ra sợ hãi hay né tránh việc phải đứng gần người khác hoặc là bạn cùng lứa (đặc biệt là trên một đường thẳng).
– Trở nên giận dữ khi bị chạm vào đằng sau hoặc bởi một ai/cái gì mà trẻ không nhìn thấy (chẳng hạn như bên dưới một cái chăn mỏng).
– Phàn nàn về việc chải tóc, hoặc là cần phải sử dụng một loại bàn chải đặc biệt nào đó.
– Khó chịu với ga trải giường sợi vải thô.
– Né tránh các tình huống nhóm vì sợ những cái chạm bất ngờ.
– Chống cự lại sự thân thiện hoặc những cử chỉ âu yếm từ cha mẹ hoặc anh chị em.
– Không thích hôn, sẽ lau ngay vào chỗ bị hôn.
– Thích ôm ghì chặt.
– Một giọt nước mưa hay từ vòi hoa sen, gió thổi trên mặt da có thể giống như một sự tra tấn và hình thành sự chống đối và các phản ứng né tránh.
– Phản ứng thái quá với một vết xước nhỏ, cạo hay sau bọ đốt.
– Tránh việc chạm vào các vật liệu nhất định (vỏ chăn, thảm, thú bông, lông động vật)từ chối mặc các loại quần áo mới hoặc có bề mặt thô quần bò,mũ, thắt lưng.
– Tránh sử dụng tay để chơi 
– Tránh chơi/không thích/ ghét chơi các “trò chơi bẩn”với cát, bùn, nước, hồ, kem cạo râu, bọt, lấp lánh, chất nhờn ….
Sẽ cảm thấy đau khổ khi tay bẩn muốn chùi rửa tay thường xuyên. 
Quá buồn khi bị chạm vào người.
– Đau khổ bởi các đường may trên quần áo và từ chối mặc chúng.
– Đau khổ vì quần áo chạm vào da thịt; có thể thích mặc quần áo cộc quanh năm, trẻ nhỏ có thể thích để trần và thích kéo tã hoặc quần áo ra.
– Hoặc thích mặc quần dài, áo dài quanh năm để tránh những tiếp xúc trên da. Chống lại việc đánh răng và cực kỳ sợ việc gặp bác sĩ nha khoa.
– Chuyên nhặt đồ để ăn, chỉ ăn những thứ có mùi vị hay cấu trúc nhất định và có khuynh hướng né tránh thức ăn nóng hoặc lạnh: từ chối các thức ăn mới.
– Có thể từ chối đi chân trần trên cỏ hoặc cát. 
– Có thể đi nhón chân.
– Khổ sở vì việc phải rửa mặt
– Khổ sở về việc cắt tóc, móng tay, móng chân 
2. Thiếu cảm giác
– Có thể thèm/khao khát việc chạm, có nhu cầu chạm vào mọi thứ hay mọi người.
– không nhận thức được việc bị chạm trừ khi phải là một cường độ mạnh.
– Không bị làm phiền bởi vết thương, như vết cắt, vết thâm tím và không bị đau khi bị đấm, đá (thậm chí còn thích điều này).
– Không nhận ra được tay hay mặt của mình bị bẩn thậm chí cả việc nước mũi chảy.
– Có thể tự làm đau bản thân bằng việc cắn, đập đầu, cấu véo bản thân.
– Mồm la hét, nói linh tinh quá mức.
– Thường làm đau trẻ khác hay con vật khác trong khi chơi.
– Chạm đi chạm lại các bề mặt hay vật êm dịu (vd: chăn).
– Tìm kiếm các bề mặt và cấu trúc tạo ra cảm giác mạnh.
– Rất thích chơi và tìm kiếm những trò chơi “bẩn”.
– Thích/khao khát rung hoặc các cảm giác mạnh.
– Thích và thèm ăn những thứ quá cay, ngọt, mặn hay chua…

3. Nhận thức xúc giác nghèo nàn và khả năng phân biệt hạn chế

Có khó khăn với vận động tinh như đơm cúc áo, buộc dây, khóa kéo..
– Khó khăn xác định các phần của cơ thể để chạm vào nếu mà trẻ không tìm thấy 
– Có thể rất sợ bóng tối 
– Luộm thuộm trong việc mặc đồ; nhìn nhếch nhác, không nhận ra quần bị xoắn, áo     chưa đơm hết cúc, giày không được buộc, quần ống thấp ống cao 
–  Khó khăn trong việc dùng kéo, bút màu ….
– Liên tục cho vật vào mồm để khám phá thậm chí sau 2 tuổi 
– Khó khăn trong việc nhận ra đặc tính của sự vật như: Hình dạng, kích thước, chất liệu, nhiệt độ, trọng lượng ….
– Khó khăn trong việc xác định vật bằng cách cảm nhận; sử dụng nhìn để trợ giúp; như: tìm kiếm vật trong ba ô hay trong ngăn bàn.

Vậy đối với trẻ có khó khăn về rối loạn xúc giác, bố mẹ nên làm gì? 

Khi bố mẹ nhận thấy con có những biểu hiện của rối loạn cảm giác xúc giác, bố mẹ nên đưa con đến các nhà chuyên môn về hoạt động trị liệu. Hoạt động trị liệu là phương pháp can thiệp hiệu quả các triệu chứng rối loạn xử lý cảm giác (SPD) và hướng trẻ thực thiện các hoạt động chức năng.

Các chuyên viên hoạt động trị liệu (occupational therapists) được đào tạo chuyên sâu về rối loạn xử lý cảm giác sẽ đánh giá và can thiệp trẻ rối loạn xử lý cảm giác (SPD). Vì Việt Nam chưa có những chuyên viên hoạt động trị liệu chuyên về rối loạn xử lý cảm giác nên phụ huynh, giáo viên và các nhà chuyên môn gặp rất nhiều khó khăn khi làm việc với trẻ. Trước đây, chúng ta phải tự học, tự tìm tòi và điều đó lấy đi rất nhiều năng lượng và thời gian của chúng ta với phương pháp học thử và sai. Đôi khi chúng ta bất lực vì khả năng chúng ta có hạn. Hiện nay đã có các nhà chuyên môn về hoạt động trị liệu đồng hành cùng bố mẹ và các thầy cô giáo.

Bên cạnh đó, bố mẹ nên chủ động tham khảo các tài liệu và khóa học về rối loạn cảm giác, kiên trì và hợp tác với các nhà chuyên môn, giáo viên của con để quá trình can thiệp cho con đạt được hiệu quả tốt nhất.

Nguồn: Le Thi Thanh Xuan

Mời bạn tham gia Group Thắp đèn xanh – Đồng hành cùng trẻ Tự kỷ để thảo luận, chia sẻ và đồng hành cùng các tr

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *