Các Kỹ Thuật Hữu Ích Khi Làm Việc Với Trẻ Rối Loạn Phổ Tự Kỷ

1. NHẮC NHỞ

– Nhắc nhở chính là cách giúp trẻ nhận biết chính xác những gì ta đề cập hay khuyến khích làm.

– Nhắc nhở cũng giúp việc dạy những kỹ năng mới và đảm bảo rằng những kỹ năng thích hợp sẽ được dạy ngay từ lúc đầu mà không mắc lỗi.

– Để có hiệu quả, nhắc nhở cần được sử dụng liên tục, nhất quán và có thể giảm dần dần vì sự tiến bộ của trẻ.

Có 3 dạng nhắc nhở chủ yếu:

– Cơ thể

– trực quan

– lời nói.

Nhắc nhở (bằng) cơ thể nghĩa là người lớn giúp trẻ ban đầu bằng chỉ dẫn dựa trên hành động tiếp xúc cụ thể để trẻ thực hiện công việc, ví dụ cầm tay trẻ làm gì đó.

– Nhắc nhở bằng cơ thể dễ dàng mất dần khi trẻ đã nắm bắt được kỹ năng. Có một điểm bất lợi cho nhắc nhở bằng hành động vì một số trẻ tự kỷ có thể chống đối việc động chạm thân thể, chúng không thích sự liên hệ tiếp xúc về mặt thể xác.

Nhắc nhở trực quan là việc sử dụng cử chỉ, điệu bộ, vật thể, hình ảnh, dấu hiệu hay chữ viết để giúp trẻ học và hiểu được. Phương pháp này nói chung rất hiệu quả vì bạn có thể sử dụng liên tục để gợi nhớ công việc hay nhiệm vụ của trẻ.

Nhắc nhở dùng lời nói là việc sử dụng các loại câu hỏi, lời bình phẩm hay lời giới thiệu dành cho trẻ tự kỷ hiểu lời nói, tuy nhiên cũng có một số hạn chế vì lời nói không tồn tại lâu dài. Ngoài ra, nhắc nhở bằng lời có bất lợi khi trẻ bị lệ thuộc cho nên chúng ta không thể giảm dần tần suất nhắc nhở để trẻ tự lập.

Nhắc nhở là phương pháp có lợi để giúp trẻ học về sự luân phiên.

Với trẻ chưa biết nói, một lượt (trong luân phiên)có thể là một cái nhìn, một hành động trước khi phát triển lời nói. Nói chung, người lớn nên nhắc nhở 3 lần, sau đó nếu trẻ không có phản ứng gì thì làm mẫu cho chúng làm theo hay nói theo. Vì trẻ học nên có thể giảm bớt nhắc nhở dần dần. Trẻ sẽ có chuyển biến mang tính tự lập.

Nhắc nhở trực quan có thể giúp làm giảm sự lệ thuộc vào nhắc nhở dùng hành động hay lời nói. Trẻ tự kỷ có thể phải cần làm nhiều lần hơn nữa để phát triển ngôn ngữ, vì vậy biết chờ đợi trước khi nhắc lại hướng dẫn là vấn đề quan trọng.

2. ĐIỀU CHỈNH NGÔN NGỮ CỦA CON BẠN

Trẻ với chứng tự kỷ có thể dễ dàng bị quá tải bởi quá nhiều ngôn ngữ, do đó, cách tốt nhất để giúp phát triển giao tiếp là: người lớn nói ít hơn! Điều chỉnh trong cách giao tiếp để phù hợp với trình độ hiểu biết của trẻ.

•  Trẻ có đáp ứng lời nói hay chỉ đơn giản là tình huống gợi ý?

• Trẻ có trả lời chỉ một từ khóa trong câu?

•  Trẻ có dựa vào gợi ý bằng trực quan (hình ảnh)?

Bạn có thể giúp trẻ bằng cách điều chỉnh cách thức mà BẠN giao tiếp. Đầu tiên, sử dụng tên trẻ để lôi kéo sự chú ý. Muốn trẻ hiểu mình nói gì thì cần phải có được sự chú ý của chúng. Trước tiên thì phải tập dùng tên của chúng cho quen và đừng tưởng rằng khi mình dùng từ “mọi người” thì chúng hiểu là chúng cũng bao gồm trong đó.

3. ĐƯA RA NHIỀU LỰA CHỌN

Bằng cách cho trẻ lựa chọn trong giới hạn như sử dụng các đồ vật, hay các biểu tượng, bạn có thể giúp trẻ hiểu mình muốn gì để trẻ đáp ứng được. Thay vì nói “Con muốn ăn gì nào?” thì bạn dùng câu nói trực quan và mang tính lựa chọn là: “Con ăn bánh quy hay táo ?”

Sử dụng từ “sau đó/rồi” để giúp trẻ hiểu được một chuỗi sự kiện. Một cách để giúp trẻ hiểu được khái niệm về thời gian và trình tự của sự kiện là sử dụng từ “sau đó/rồi” để liên kết những gì sẽ xảy ra, ví dụ như: “Mình mang giày vào, rồi mặc áo, rồi ra ngoài chơi nhé!.”

Nói: “xong rồi” để giúp trẻ hiểu được thời lượng của sự kiện. Không giống như từ “KHÔNG”, “xong rồi” có cả hai nghĩa: tích cực và tiêu cực. Khen và thưởng trẻ khi hoàn tất một hoạt động, ví dụ như: “Giỏi lắm con trai ! ăn tối xong rồi, bây giờ mình ăn kem !”. Một khi trẻ đã hiểu được từ với tình huống tích cực, bạn có thể sử dụng nó nhiều hơn với nghĩa tiêu cực để kết thúc các hoạt động hoặc hành vi mà mình không muốn có. Sử dụng lời nói cùng lúc với các dấu hiệu có thể có tác dụng tốt đối với một số trẻ và sẽ giúp chúng phát triển khái niệm về thời gian, có phản hồi đúng đắn để thay đổi các hoạt động.

4. NÓI THEO TRÌNH TỰ

– Nói theo trình tự các sự việc sẽ xảy ra

Trẻ có khả năng hiểu và làm việc theo một trình tự mà bạn đã cho nó biết. Ví dụ như:

“Treo áo của con lên, sau đó lên xe, rồi đi bơi,” hơn là: “Chúng ta sẽ đi bơi nếu con treo áo của bố/mẹ lên (giá móc áo) và lên xe đi. “Nói cho trẻ biết phải làm gì, thay vì nói không được làm gì. Sử dụng ngôn ngữ mang tính tích cực sẽ giúp con bạn phản ứng tích cực hơn ở các tình huống có khả năng gây ra vấn đề xấu. Tránh giận dữ và nói ra “KHÔNG”, ví dụ: “Con hãy ngồi trên ghế!” hơn là nói: “Không được nhảy trên ghế, con làm hỏng nó bây giờ !”

5. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN

Trẻ tự kỷ thiên về khả năng học trực quan. Vì vậy, chúng ta dùng hình ảnh để gợi ý sẽ giúp trẻ chóng hiểu vấn đề. Nói chung, giọng điệu của lời nói hoặc diễn tả bằng khuôn mặt không có hiệu quả lắm, thế nhưng cử chỉ, đồ vật và các biểu tượng có thể hỗ trợ thêm vào hướng dẫn bằng lời của bạn và cần nhắc đi nhắc lại nhiều lần để kiểm tra lại những gì bạn truyền đạt cho trẻ.

6. KHUYẾN KHÍCH GIAO TIẾP MẮT

Gây được sự chú ý của trẻ và khuyến khích giao tiếp mắt sẽ giúp phát triển hai hướng: tương tác và giao tiếp. Tuy nhiên, đối với một số trẻ tự kỷ, giao tiếp mắt có thể gây căng thẳng hay thậm chí đau đớn. Vì thế chúng ta chủ trương làm được thì tốt chứ không nhất thiết phải cố cho bằng được. Cân có thời gian và nhớ rằng phải biết chờ đợi. Ngôn ngữ nói gây khó khăn đối với nhiều trẻ tự kỷ, bạn cần biết cách chờ đợi điều này xảy ra – đôi khi bạn đếm nhẩm cụ thể (năm, mười hoặc thậm chí hai mươi)để giúp bạn ghi nhớ việc chờ đợi và cho trẻ thêm thời gian.

7.GIẢM NGÔN NGỮ CỦA BẠN

Hãy thăm dò, xác định mức độ hiểu biết của trẻ, đơn giản hóa ngôn ngữ của riêng bạn cho phù hợp với trẻ. Đối với một số trẻ tự kỷ, ta dùng từ đơn, với số khác có thể là dùng những câu ngắn gọn. Vì mức độ hiểu biết của trẻ phát triển nên càng về sau, bạn có thể tăng thêm tính phức tạp trong việc dùng ngôn ngữ .

8. KHUYẾN KHÍCH LUÂN PHIÊN

  Khuyến khích luân phiên, chờ đến lượt. (turn-taking). Luân phiên là yếu tố cơ bản để tạo tương tác và giao tiếp, đây là một kỹ năng xã hội và yêu cầu có sự quan tâm đến những người khác. – -Trẻ tự kỷ thường cần phải được dạy cách chờ đến lượt (thay phiên) bằng lời nói hay không dùng lời nói. Có lẽ cần sử dụng động cơ thúc đẩy là đồ chơi hoặc các hoạt động nào đó. Điều quan trọng cần nhớ là thực tế trẻ tự kỷ nếu không có khả năng luân phiên với người lớn thì cũng

không có khả năng ấy với trẻ cùng tuổi. Áp dụng ngắn gọn nhưng thường xuyên hàng ngày về thực hành kỹ năng luân phiên.

Tác giả: Jane Shields và Jo Stevens -Cẩm nang dành cho phụ huynh của trẻ có chứng tự kỷ

(Autistic spectrum disorder – Rối loạn phổ tự kỷ)

Mời bạn tham gia Group Thắp đèn xanh – Đồng hành cùng trẻ Tự kỷ để thảo luận, chia sẻ và đồng hành cùng các trẻ Tự kỷ!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *