CẢNH BÁO CÁC MỐC PHÁT TRIỂN Ở TRẺ TỰ KỶ (PHẦN 1)

te-bao-mast-va-tu-ky

THÁP PHÁT TRIỂN TÂM – VẬN ĐỘNG Ở TRẺ TỰ KỶ

Tâm thần – vận động ở trẻ được phối hợp từ vô vàn các yếu tố khác nhau. Mỗi giai đoạn của cuộc đời, con người đều có những dấu mốc phát triển nhất định – tạo nền móng cho sự vận động tinh, vận động thô, phát triển trí não, hình thành tư duy, phục vụ cho học tập, làm việc, sinh hoạt thường ngày.

Tháp phát triển tâm vận động cho chúng ta biết được những “mảnh ghép” trong một tháp phát triển hoàn thiện, đâu là nền móng, đâu là yếu tố then chốt để quyết định đứa trẻ của chúng ta có đang phát triển một cách bình thường hay không? Để con có được tư tuy tốt, đọc thông, viết thạo, có những hiểu biết về sự vật, sự việc diễn ra trong cuộc sống thì cần những yếu tố gì? Hãy cùng chuyên gia tìm hiểu về THÁP PHÁT TRIỂN TÂM – VẬN ĐỘNG Ở TRẺ TỰ KỶ, ba mẹ nhé!

 
PHẢN XẠ THẦN KINH

cac-moc-phat-trien-o-tre-tu-ky

1. Phản xạ Moro (phản xạ giật mình): Phản xạ thường xuất hiện khi trẻ giật mình bởi những âm thanh lớn hoặc có chuyển động mạnh. Để phản ứng lại với âm thanh, trẻ có thể dang rộng chân tay và khóc. Tuy nhiên, ngay lập tức, trẻ có phản xạ khép tay lại như thể đang tự ôm lấy mình. Bất kỳ tiếng động mạnh nào như tiếng ba mẹ, tiếng quạt, tiếng động cơ, tiếng động vật hay thậm chí tiếng trẻ khóc cũng có thể làm trẻ giật mình và có phản xạ Moro. Phản xạ giật mình sẽ kéo dài từ lúc sinh cho đến khoảng 5 hoặc 6 tháng tuổi.

2. Phản xạ sinh tồn: Khi trẻ sinh ra đã cất tiếng khóc chào đời đầu tiên – đó chính là phản xạ sinh tồn của trẻ – thông báo rằng trẻ có hệ hô hấp cũng như có các phản ứng đầu tiên đối với môi trường xung quanh sau khi sinh ra.

3. Phản xạ phòng vệ (phản xạ trương lực cổ không đối xứng): Khi đầu của trẻ quay sang một bên, cánh tay bên phía đó duỗi thẳng và khuỷu tay của tay đối diện gập lại tạo tư thế như đấu kiếm. Phản xạ sẽ kéo dài cho đến khi trẻ được 6-7 tháng tuổi.

4. STNR: đặc trưng cho khả năng chuyển động của tay và chân, giữ thăng bằng và kiểm soát tư thế để ngồi thẳng. Một đứa trẻ với STNR chưa hòa nhập sẽ quấn chân quanh chân ghế, hoặc đứa trẻ sẽ duỗi thẳng cả hai chân ra và ngồi thụp xuống ghế, có thể thích ngồi trên sàn nhà hoặc sẽ di chuyển trong giờ ăn do không thoải mái khi ngồi thẳng trên ghế tiêu chuẩn.

5. Phản xạ cầm nắm: Khi ba mẹ vuốt ve bàn tay trẻ, theo phản xạ, em bé sẽ nắm chặt bàn tay lại. Phản xạ cầm nắm chỉ kéo dài trong vòng một vài tháng và sẽ kéo dài hơn ở trẻ sinh non.

6. Phản xạ tìm kiếm: Phản xạ này được diễn ra khi khóe miệng trẻ được vuốt ve hoặc chạm vào, trẻ sẽ quay đầu và mở miệng theo hướng được vuốt ve. Phản xạ này giúp trẻ tìm được vú mẹ hoặc núm vú bình sữa.

7. Phản xạ mút: Khi miệng trẻ được chạm vào núm vú mẹ hoặc núm vú giả, trẻ sẽ mút tay. Phản xạ này bắt đầu từ tuần thứ 32 của thai kỳ và kéo dài không hoàn chỉnh cho đến 36 tuần của thai kỳ. Trẻ sinh non có thể có phản xạ mút yếu hơn so với trẻ sinh đủ tuần, vì có thể trẻ được sinh ra trước khi phản xạ này phát triển. Trẻ cũng có thể có phản xạ mút cả ngón tay và bàn tay.

 

HỆ THỐNG CẢM GIÁC

hệ thống cảm giác của trẻ

1. Thính giác: Giác quan này giúp trẻ nghe thấy âm thanh. Thính giác có khả năng phát hiện được các rung động khi sóng âm thanh tác động vào màng nhĩ của tai.

2. Xúc giác: Da là giác quan biểu trưng của xúc giác. Vì thế, trẻ có thể cảm nhận được nóng, lạnh,… Tuy nhiên, xúc giác không gồm bệnh về da hay áp lực chịu đau đớn ở da. Trong các phần của xúc giác thì một số phần như mặt, đầu ngón tay thường nhạy cảm hơn so với những vùng khác.

3. Khứu giác: Giác quan này chịu tác động từ các phản ứng hóa học. Ngoài nhận diện mùi hương khứu giác còn kết hợp được với vị giác để giúp cảm nhận vị cay nồng, vị ngọt béo,… có trong món ăn.

4. Vị giác: Giác quan biểu trưng của vị giác là lưỡi. Vị đầu tiên mà lưỡi trẻ cảm nhận được chính là vị ngọt của sữa mà trẻ nhỏ được đón nhận ngay khi chào đời. Mỗi phần của lưỡi tương ứng với một loại vị. Ngoài vị ngọt chủ đạo, lưỡi còn cảm nhận được vị cay, đắng, chua, chát,… Lưỡi có nhiệm vụ nếm và nuốt. Bề mặt lưỡi chứa các tế bào cảm thụ nên lưỡi có khả năng nếm và cảm nhận vị của thức ăn. 

5. Thị giác: Giác quan này có khả năng nhận và diễn giải thông tin từ ánh sáng đi đến mắt. Mắt gồm có 2 cơ quan trong đó: 1 cơ quan tiếp nhận ánh sáng, 1 cơ quan giải mã màu sắc để tạo nên các vật mà mắt nhìn thấy được.

6. Cảm thụ bản thể: Là cảm giác của vị trí tay chân, so với các bộ phận khác của cơ thể cũng như các vị trí của tay chân và đầu.

7. Nội cảm thụ: Là các cảm giác đau, khó chịu, vui mừng, hạnh phúc, thoải mái của cơ thể trước một sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó.

8. Tiền đình: là giác quan giúp trẻ giữ thăng bằng và định hướng không gian (là tiền đề có hoạt động phối hợp các vận động và giữ thăng bằng sau này), giúp cơ thể nhận biết được đang di chuyển bên trái hay phải, khả năng di chuyển cân bằng. 

 

VẬN ĐỘNG

vận động cho trẻ nhỏ

1. Các mốc vận động quan trọng đầu tiên: “3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi” đó là câu nói truyền miệng nhắc nhở ba mẹ và người chăm sóc cần chú ý đến những dấu mốc quan trọng đầu tiên của con. Những dấu mốc này mang giá trị quan trọng trong việc chẩn đoán cũng như phòng ngừa, can thiệp sớm những rối loạn phát triển nếu có.

2. Quản lý tư thế: Trẻ biết lẫy, bò, ngồi, đứng, đi do biết cách phối hợp nhiều giác quan trong vận động thô. 

3. Vận động miệng lưỡi: Các hoạt động nhai, nuốt, cảm nhận thức ăn cũng trở nên dễ dàng và nhịp nhàng hơn khi trẻ lớn lên và được hỗ trợ từ các giác quan và các khối cơ răng hàm mặt.

4. Nhận thức về cơ thể thông qua chuyển động và vận động: Khi vận động và chuyển động, qua hành động đó trẻ có thể nhận biết được về cơ thể như vị trí đầu, tay, chân, các nhiệm vụ và hoạt động của các chi cũng được trẻ khám phá.

5. Phối hợp vận động: Việc phối hợp vận động nhằm mục đích vận động tinh: cầm, nắm đồ ăn hay phục vụ nhiều các hoạt động cần sự phối hợp của tri giác và hệ thống cơ, hệ thống thần kinh.

7. Thực hành lập kế hoạch vận động: 

8. Kiểm soát, theo dõi bằng mắt: Trẻ xuất hiện những hành động theo dõi và đánh giá sự vật sự việc bằng ánh mắt: ánh mắt dõi theo bát bột, ánh mắt nhìn thẳng bố mẹ khi bố mẹ âu yếm, trò chuyện,…

 

XỬ LÝ CẢM GIÁC VẬN ĐỘNG

cảm giác vận động cho trẻ

1. Phát hiện âm thanh: Trẻ có thể quay đầu, phản ứng mắt, phản ứng bằng biểu hiện cảm xúc khi có âm thanh quen thuộc hoặc âm thanh lạ.

2. Lọc âm thanh: Não bộ có chức năng sàng lọc các âm thanh tùy vào không gian, địa điểm cũng như khả năng tập trung.

3. Phối hợp tay mắt: Trẻ có thể phối hợp nhiều cơ quan, ví dụ phối hợp tay đưa ra đòi bế, ánh mắt vui mừng khi được mẹ cho ti,…

4. Phát triển ngôn ngữ: Trẻ có những dấu hiệu về ngôn ngữ đầu tiên như ê, a, nói các từ đơn, từ đôi, phối hợp nhiều từ đơn và từ đôi thành câu hoàn chỉnh thể hiện mong muốn, cảm xúc của bản thân đối với cha mẹ, người chăm sóc.

5. Sàng lọc và nhận biết các tác động đầu vào: Trẻ có những phản ứng khi gặp những hành động quen thuộc như: mẹ cho ti thì biết vẫy tay, ê a vui mừng, đến giờ ăn biết vươn tay đòi cầm nắm thức ăn,…

6. Nhận thức tri giác: Các giác quan của trẻ hoạt động tốt và phối hợp cùng nhau nhuần nhuyễn giúp trẻ có thể thực hiện các hoạt động, mong muốn của bản thân.

7. Sắp xếp trình tự: Trẻ biết sắp xếp trình tự các công việc hợp lý. Ví dụ: Khi về nhà cần phải mở cửa -> cởi bỏ quần áo nắng, giày dép -> cất dép -> bước vào -> chào ông bà bố mẹ,…

KỸ NĂNG GIAO TIẾP

kỹ năng giao tiếp cho trẻ sơ sinh

1. Ngôn ngữ nói: Là một trong các kỹ năng giao tiếp quan trọng và cần được ba mẹ chú ý về các dấu mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ. Ba mẹ cũng cần tăng cường tương tác hai chiều và đưa trẻ khám phá thế giới xung quanh nhằm tăng vốn từ, cũng như khả năng giao tiếp về ngôn ngữ của trẻ. Một số mốc phát triển về ngôn ngữ quan trọng ba mẹ cần lưu ý để phát hiện sớm tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ, rối loạn ngôn ngữ của trẻ.

2. Ngôn ngữ cơ thể: Ngôn ngữ cơ thể đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao kỹ năng giao tiếp cũng như thể hiện được mong muốn, tình cảm, niềm yêu thích của trẻ với sự vật, sự việc. Trẻ có ngôn ngữ cơ thể tốt cũng có nghĩa là trẻ biết phối hợp các giác quan tốt.

3. Chọn lọc từ ngữ: Trẻ nhận biết được nên lựa chọn những từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp

4. Nhận biết âm vị: Trẻ học và phân biệt được những dấu sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng,…

5. Bộ nhớ âm thanh: Trẻ có thể ghi nhớ các âm thanh quen thuộc: Như tiếng ba mẹ, tiếng xe máy, trẻ cũng có thể học thuộc đoạn quảng cáo, thuộc giai điệu một bài hát yêu thích.

6. Bộ nhớ hình ảnh: Trẻ có thể ghi nhớ các hình ảnh hiện hữu xung quanh cuộc sống.

QUẢN LÝ ĐỜI SỐNG/ KỸ NĂNG XÃ HỘI

kỹ năng cho trẻ nhỏ

1. Kỹ năng chơi: Đây là kỹ năng xã hội vô cùng quan trọng mà ba mẹ cần quan tâm và theo dõi con: Ba mẹ có thể theo dõi qua cách con chơi cùng các bạn khi đi nhà trẻ: Con có chơi được trong thời gian dài với bạn không? Có chia sẻ đồ chơi với các bạn không? Có thường xuyên la hét, khóc khi chơi cùng các bạn không?

2. Nhận biết cảm xúc: Khi làm quen với nhiều môi trường khác nhau, gặp nhiều hoàn cảnh giao tiếp hơn trong cuộc sống, trẻ đa dạng hơn trong việc thể hiện cảm xúc: Mỗi cảm xúc vui buồn có những mức độ và cách thể hiện khác nhau.

3. Hoạt động sinh hoạt hàng ngày: Việc sắp xếp và thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày cũng cho thể khả năng quản lý đời sống và kỹ năng tương tác xã hội. Ba mẹ nên hình thành cho con thời gian biểu để có thể dễ dàng học cách sắp xếp thời gian biểu của cá nhân và là nền tảng cho việc quản lý và sắp xếp việc cá nhân sau này.

4. Kỹ năng xã hội: Kỹ năng xã hội là bất kỳ năng lực tạo thuận lợi cho sự tương tác và giao tiếp với những người khác, nơi các quy tắc xã hội và các mối quan hệ được tạo ra, truyền đạt và thay đổi theo các cách nói và không lời. Quá trình học các kỹ năng này được gọi là xã hội hóa. Để xã hội hóa, kỹ năng giao tiếp là cần thiết để liên hệ với nhau. Kỹ năng giao tiếp là những hành vi cá nhân mà một người sử dụng để tương tác với những người khác, có liên quan đến cân bằng: Thống trị so với chịu đựng, yêu ghét và thù hận, liên kết và gây hấn, và kiểm soát các loại tự chủ

5. Điều chỉnh hành vi: Điều chỉnh hành vi là hướng dẫn cách xử sự cho chủ thể, làm thay đổi hành vi của họ, làm giảm thiểu những hành vi tiêu cực, tăng cường những hành vi tích cực, làm cho nó trở nên phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của xã hội.

CHÚ Ý VÀ TẬP TRUNG

trẻ nhỏ tập trung và chú ý

1. Bốc đồng: Là hành vi không kiểm soát được cảm xúc, có những quyết định hoặc những biểu hiện chưa đúng đắn với hoàn cảnh, chưa thực sự phù hợp và thường là những phản ứng thái quá với một sự vật sự việc nào đó.

2. Khả năng tự điều chỉnh: Khả năng tự điều chỉnh là cơ chế đảm bảo, duy trì và điều hòa sự cân bằng động trong hệ thống giúp tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển.

3. Khả năng tập trung: Là khả năng chú ý và kiên nhẫn, tập trung chú ý vào bài học, vào hoạt động của trẻ.

4. Hiếu động thái quá: Tình trạng hiếu động thái quá hay tăng động giảm chú ý cần được quan sát và đánh giá với bác sĩ, phụ huynh và giáo viên.

5. Kỹ năng tổ chức các hoạt động: Kỹ năng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ và là kỹ năng giúp nâng cao hoạt động xã hội.

KHẢ NĂNG THỰC HÀNH VÀ HỌC TẬP

trẻ nhỏ học tập

1. Toán học: Khả năng tư duy, tinh toán, ghi nhớ những con số, công thức, số học và hình học.

2. Kỹ năng viết tay: Kỹ năng vận động tinh cần thiết để trẻ phát triển về nhận thức cũng như giúp não bộ hoạt động nhịp nhàng, tinh anh.

3. Đọc hiểu: Khả năng đọc, hiểu, phân tích, cảm thức chữ viết và các phương tiện cung cấp thông tin khác.

Tháp phát triển cho chúng ta thấy được những yếu tố đơn giản nhất cấu thành nên hệ thống tâm vận động của con người ở dưới đáy tháp. Càng lên cao, là những yếu tố, hoạt động cần phối hợp nhiều giác quan và nhuần nhuyễn tinh anh hơn. Khi đạt được các yếu tố ở đỉnh tháp, cũng có nghĩa rằng trẻ có những yếu tố nền tảng bên dưới đang phát triển tốt. Khi con gặp khó khăn ở yếu tố nào, ba mẹ hãy nhìn hàng dưới liền kề yếu tố đó để tìm hiểu thêm về nguyên nhân và các yếu tố quyết định khiến con gặp khó khăn. Tháp phát triển này sẽ là bản đồ giúp ba mẹ dễ dàng theo dõi sự phát triển về tâm thần – vận động của con!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *