Các Nội Dung Trong Trị Liệu Trẻ Tự Kỷ

1. Trị liệu ngôn ngữ và giao tiếp

 Đa số trẻ TK có vấn đề nghiêm trọng trong phát triển giao tiếp và ngôn ngữ, do đó trị liệu về giao tiếp và ngôn ngữ là hết sức quan trọng.

* Chương trình huấn luyện theo mức độ: Chương trình can thiệp Giao tiếp và Ngôn ngữ cho trẻ Tự kỷ được thiết kế theo 3 mức độ

• Chương trình huấn luyện mức độ ban đầu về các kỹ năng: Kỹ năng chú ý; Kỹ năng bắt chước; Kỹ năng tiếp nhận ngôn ngữ; Kỹ năng thể hiện ngôn ngữ; Kỹ năng trước khi đến trường; Kỹ năng tự chăm sóc.

• Chương trình huấn luyện mức độ vừa về các kỹ năng: các kỹ năng như trên ở mức độ cao hơn.

• Chương trình huấn luyện mức độ cao về các kỹ năng như trên và thêm: Ngôn ngữ trừu tượng; Kỹ năng trường học; Kỹ năng xã hội.

2. Hoạt động trị liệu

 Hoạt động trị liệu (HĐTL) là kỹ năng vận động tinh liên quan đến các cử động nhỏ của bàn tay, cổ tay, ngón tay, ngón chân, môi và lưỡi. Hoạt động trị liệu giúp trẻ hiểu về ngôn ngữ lời nói và ngôn ngữ không lời, phối hợp với các hoạt động chức năng của bàn tay.

Nhiệm vụ của kỹ thuật viên HĐTL là hướng dẫn:

– Kỹ năng sinh hoạt hàng ngày: kỹ năng ăn uống (dùng dao, dĩa, thìa, uống nước bằng cốc), tắm rửa, mặc quần áo, đi giầy và tất, đi vệ sinh

– Kỹ năng của bàn tay: Cầm vật nhỏ, viết, vẽ, dùng kéo cắt dán

– Kỹ năng tiền học đường

3. Phương pháp chơi trị liệu

Thiếu các kỹ năng chơi phù hợp với lứa tuổi là một đặc điểm thường thấy ở trẻ TK. Do vậy các giáo trình tổng hợp cho trẻ nhỏ TK bao gồm các mục tiêu liên quan đến việc chơi và sử dụng thời gian một cách thích hợp. Với trẻ nhỏ, chơi cũng là phương tiện chủ yếu để dạy các kỹ năng xã hội và nhiều trị liệu khác. Các hoạt động trong vui chơi thường nhằm cải thiện động cơ hoặc ngôn ngữ hoặc các kỹ năng nhận thức.

Chơi tập thể nhóm nhỏ: trẻ TK bị hạn chế kỹ năng chơi tập thể, chính vì vậy việc cho trẻ chơi trong một nhóm khoảng 5 đến 6 bạn theo một chủ đề nào đó (gia đình, bác sĩ, xây dựng, nấu nướng…) với sự hướng dẫn của giáo viên giúp trẻ hoà nhập với bạn bè và tuân theo các luật chơi.

4. Điện kích thích phát âm

Sử dụng máy VOCASTIM là máy hỗ trợ việc kích thích tạo ra âm thanh và lời nói của trẻ. Trẻ được sử dụng 15 phút/ ngày x 5 đến 6 ngày/ tuần x 3 tuần/ đợt x 4 đến 6 đợt/ năm.

Nguồn : benhviennhitrunguong

Mời bạn tham gia Group Thắp đèn xanh – Đồng hành cùng trẻ Tự kỷ để thảo luận, chia sẻ và đồng hành cùng các trẻ Tự kỷ!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *