Cách Xử Trí Khi Trẻ Có Những Hành Vi Hung Hãn

“Con tôi rất hung hãn. Cháu thường đánh hoặc xô ngã những đứa trẻ khác. Cháu cứ ở đâu thì thế nào bọn trẻ cũng kết thúc trong cảnh kêu gào, đánh nhau và khóc lóc.” Chắc hẳn nhiều mẹ đã từng lâm vào hoàn cảnh con mình bỗng một ngày có hành vi hung hãn như đánh, cấu véo, tát bạn bè hoặc cả người lớn mỗi khi không vừa ý. Phải làm thế nào để trẻ biết rằng đó là những hành vi tiêu cực không được khuyến khích? Làm thế nào để trẻ vẫn thể hiện được mong muốn của mình nhưng không phải bằng những hành động hung hãn?

TẠI SAO ĐIỀU NÀY LẠI XẢY RA?

• Một đứa trẻ có thể cảm thấy buồn bực và tức giận khi không có được thứ mình muốn. Đặc biệt những em bé càng cá tính thì càng có xu hướng làm theo ý của mình, và sẽ tức giận nếu như không đạt được mục đích.

• Trẻ có thể đánh, đẩy hoặc cắn người khác vì trẻ không biết phải làm gì khác. Các em bé có vấn đề về chậm ngôn ngữ, chậm nói thường sẽ hay có những xu hướng hung hãn, ăn vạ, bạo lực như vậy

• Trẻ có thể cư xử một cách hung hãn khi thấy đói, mệt mỏi hoặc khó chịu trong người.

• Trẻ có thể cư xử một cách hung hãn bởi vì trẻ nhìn thấy người xung quanh hành động như vậy, hoặc trẻ thấy những hành vi bạo lực này ở trên các chương trình truyền hình, phim ảnh hoặc trong trò chơi máy tính.

BẠN CÓ THỂ LÀM GÌ?

• Bồi dưỡng vốn ngôn ngữ cho trẻ. Giao tiếp bằng lời tốt, trẻ sẽ bớt đi những hành vi bạo lực, sử dụng tay chân, cơ thể với người khác.

• Hãy là một tấm gương tốt. Đừng la hét hoặc đánh trẻ. Hãy cho trẻ biết có nhiều cách để thể hiện cảm xúc thay vì đánh người.

• Hãy để ý trẻ một cách sát sao nếu bé có hành vi hung hãn. Đừng để trẻ ở một mình với những đứa trẻ khác.

• Hãy ở gần và sẵn sàng can thiệp nhanh chóng. Nhiệm vụ của bạn khi làm cha mẹ là giữ cho trẻ an toàn.

• Đề ra giới hạn và quy định. Hãy nhất quán khi đề ra giới hạn và quy định cho trẻ.

• Giữ thái độ bình tĩnh.Hãy dành một chút thời gian ở một mình nếu bạn cần. Đôi khi chỉ cần 5 phút tĩnh tâm lại, bạn cũng sẽ chọn được cách xử trí phù hợp thay vì xử lý tình huống trong lúc chính bạn cũng đang tức giận.

• Hãy thể hiện thật nhiều sự yêu thương để giúp trẻ cảm thấy an toàn và yên tâm.

• Đừng để trẻ xem chương trình truyền hình, phim ảnh và trò chơi máy tính có nội dung bạo lực.

Mời bạn tham gia Group Thắp đèn xanh – Đồng hành cùng trẻ Tự kỷ để thảo luận, chia sẻ và đồng hành cùng các trẻ Tự kỷ!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *