Giai đoạn chuyển giao giữa bậc mầm non sang tiểu học hoặc từ các Trung tâm chuyên biệt ( học đường ) sang tiểu học là 1 bước cực kỳ quan trọng đối với các bạn ấy . Sự thay đổi về môi trường , tâm lý , hình thức học cũng là điều bố mẹ cần lưu tâm
1. Về mặt tâm lý
Trước khi bước vào bậc tiểu học khoảng tầm 5,6 cha mẹ nên có những buổi nói chuyện với con về những thứ về môi trường học, cha con đến trường cấp 1 mà con sẽ theo học để cho con làm quen với môi trường , làm quen bác bảo vệ , các cô chú lao công để con có thể cảm thấy không xa lạ , những nơi con sẽ học ( Lớp học , nhà ăn , phòng thể chất ….)
2. Về mặt sức khỏe
Đảm bảo cho con sức khoẻ đầy đủ để con có sức chiến đấu học tập trong 1 năm
3. Kỹ năng tự phục vụ
Giới thiệu cho con mô hình đâu là nơi rửa tay ( vì sau dịch covid nhiêu trường học đã có hệ thống rửa tay ngoài sân trường trước khi vào lớp ) , đâu là nhà vệ sinh nam , vệ sinh nữ .. khi vào đó thì có những điểm gì lưu ý , từ việc vào đúng ô , ra vào phải đóng cửa , có giấy vệ sinh dùng , khi dùng xong bỏ vào đâu , xả nước như thế nào ? Sau khi xong rửa tay ra sao . Cái này ba mẹ nên cho con lam quen nhiều lần thì tới khi đầu năm học thầy cô sẽ không vất vả
Giới thiệu con khu vực uống nước , và khi khát sẽ làm như thế nào ?
Giới thiệu con khu có thùng rác , khi có rác con bỏ ở đâu ?
4. Nề nếp lớp học ( Phần này rất quan trọng )
Con tập làm quen tiết chào cờ vào sáng thứ 2 hàng tuần . Quen khẩu lệnh Nghiêm , Nghỉ , Chào cờ … cái này quan trọng lắm vì hs của mình có bạn la hét , khóc … khi có tiết chào cờ . Chẳng lẽ cứ thứ 2 nghỉ học , vậy nên phải làm quen ngay và luôn ạ
Con phải làm quen việc ra vào lớp phải xin phép
Muốn ý kiến giơ tay xin phép
Biết giữ trật tự trong lớp
Không xé sách xé vở , nhai bút , … trong lớp
Điểm này rất quan trọng : Không được lấy sách vở bạn mang về nhà( Học sinh trường mình sáng đi nhẹ tênh , trưa về lấy sách của bạn mang về hết ) bởi tiểu học các bạn được để sách và đồ dùng tại lớp trong ngăn bàn , mà các VIP nhà mình cũng có rập khuôn là phải mang về ko mẹ mắng ( mặc dù k phải của mình )
Luôn được nhắc nhở đi đâu ra ngoai phải quay về lớp ( Trường mình liên kết 1 số trường , cô ko đi kèm 24/24 mà cứ giờ ra chơi , đầu giờ hay cuối giờ là phải tập trung nói chuyện cô chủ nhiệm và thường xuyên ” giấy dán ” cháu bằng ngôn ngữ suốt ngày
5. Kỹ năng xử lý tình huống
Khi có vấn đề gì là có thể xử lý ngay ( có thể cướp đồ , cào cấu …. ) mà ít khi thoả thuận . Vậy nên hãy tôe chức làm quen các vệ tinh , trong lớp sẽ có các bạn nhanh , lãnh đạo giỏi nên mình tạo cơ hội nói chuyện , giao lưu , nói những điểm yếu của bé với các bạn và nhờ các bạn lưu tâm nhất , chắc chắn sẽ thành công
Tạo các tình huống thực tế hoặc thông qua câu chuyện xã hội để có thể cho bé hiểu thêm việc gì nên làm và đâu là xấu
6. Việc học của con
Thường các bé nhà mình sẽ có điểm yếu này điểm nọ
– Với cô giáo chủ nhiệm
Hãy luôn đồng hành và cảm thông với cô . Làm được điều đó coi như phần nhiều bé nhà mình sẽ được bảo vệ . Luôn chia sẻ với cô về mọi thứ , quan điểm và cách đồng hành với con
Quà cáp là 1 chuyện rất nhỏ , nhưng quan trọng là mình hãy ” kết nối ” cô và con thay vì “phải” được thế này phải được thế kia ..
Việc học của con , dù kể cả có giấy khuyết tật thì chương trình riêng không có , mà vẫn học chương trình ấy nhưng đánh giá mức thấp hơn . Thì qua 1 số năm mình thấy thật là sẽ vất vả lắm nhé
– Nếu con đi 1/2 ngày thì buổi chiều về phải đảm bảo làm sao phải làm bài tập , tối phải học theo đúng cái con đang đạt ngưỡng mô hình chung sẽ là đi đuổi gà , mệt lắm . Nên cha mẹ hãy cố gắng theo sát con , nếu con theo kịp được thì ko sao ? Nếu con đuối quá thì môi trường hòa nhập giúp con tự tin hơn , có nghĩa hơn . Còn việc học về nhà mẹ sẽ dạy và cô nữa
– Nếu con đi đc cả ngày thì tốt và sẽ đồng hành hàng ngày
Với phụ huynh cùng lớp , hãy để họ chia sẻ bằng sự hiểu biết về các bé chứ không theo cách thương hại . Luôn lắng nghe và luôn phải thấu hiểu bởi trong 1 chừng mực nào đó , dù bé nhà mình có đúng ( nhưng cách xử lý tình huống con chưa thực sự ok ) thì 1-2 câu dĩ hoà vi quý hay hơn nhiều việc ầm ĩ
Với bác bảo vệ : Làm sao để bác hiểu và đồng cảm cùng gia đình , việc cái bóng của các bạn này khi vượt qua cổng trường mà chưa có người lớn là điều được báo động đỏ
Với các bác lao công : Thì có nhiều bạn tuy giờ học hay giờ ra chơi thì thích chơi 1 mình , nên việc để các bác biết mặt rất cần thiết , để bác có thể giúp con về lớp
Với các Ban Giám Hiệu : Cái này quan trọng lắm các bạn , các thầy cô rất đồng lòng các bạn ấy
Mời bạn tham gia Group Thắp đèn xanh – Đồng hành cùng trẻ Tự kỷ để thảo luận, chia sẻ và đồng hành cùng các trẻ Tự kỷ nhé!