Cuốn sách “Mười điều trẻ tự kỷ mong muốn bạn biết” đã tự xúc tiến cho sự ra đời của chính nó; chính xác thì tại sao nó lại gây được tiếng vang lớn như vậy?
Vì cuốn sách này cất lên tiếng nói của một đứa trẻ, tiếng nói thường không được lắng nghe trong sự náo động ngày càng tăng về chứng tự kỷ. Những cuộc đối thoại liên tục, thường khá ồn ào đó có hiệu quả và đáng hoan nghênh. Nhưng còn điều gì mỉa mai hơn khi các đối tượng họ thảo luận về được biết đến là không có khả năng diễn đạt và biện hộ cho bản thân?
Thái độ của cá nhân và tập thể về chứng tự kỷ được hình thành dưới sự ảnh hưởng của thứ ngôn ngữ mà chúng ta chọn để định nghĩa nó. Những nhận xét và ý kiến gây hấn và khiêu khích, cho dù cố ý hay vô tâm, chiếm lấy sự chú ý của chúng tôi. Chúng ta có thể đáp lại chúng, chúng ta có thể tuyệt vọng vì chúng. Nhưng có thể chính những sắc thái tinh tế của thứ ngôn ngữ chúng ta sử dụng đã cản trở sự phát triển của những quan điểm lành mạnh về chứng tự kỷ của trẻ. Xuyên suốt cuốn sách, bạn sẽ được yêu cầu phải suy ngẫm về cách ngôn ngữ của chứng tự kỷ định hình quan điểm của bạn. Nó sẽ giúp bạn nhìn nhận chứng tự kỷ từ một góc độ mà có thể bạn chưa từng xem xét.
Mời anh chị đón đọc và cảm nhận:
https://drive.google.com/file/d/1XDRYcLyVJVVUOONA3nOlc2yMwjmEF0zY/view
Mời bạn tham gia Group Thắp đèn xanh – Đồng hành cùng trẻ Tự kỷ để thảo luận, chia sẻ và đồng hành cùng các trẻ Tự kỷ nhé!