Dạy Trẻ Tự Kỷ Chia Sẻ Cảm Xúc Với Người Khác

Khả năng hiểu, tự thể hiện, bắt chước, và đáp ứng với biểu hiện nét mặt của trẻ tự kỷ rất khác nhau.  Hầu hết những trẻ mà tôi biết đều có thể “nắm bắt” được cảm xúc của người khác ở một mức độ nhất định nào đó.  Nhiều trẻ tôi đã tiếp xúc lại quá dễ bị tổn thương bởi cảm xúc của người khác–chúng dễ bị sự buồn bã, tức giận, và thậm chí hứng khởi, hạnh phúc cường điệu lấn át.

Cảm xúc được thể hiện mạnh mẽ dễ dành được sự chú ý!

Bố mẹ cần lên kế hoạch giúp con thể hiện nguyện vọng và cảm xúc bằng lời.  Tuy nhiên bạn không thể khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc kịch tính bằng cách cho con những gì con đòi.  Khi con bạn thuộc một dạng tự kỷ nào đó thì việc này trở nên khó hơn và nó cũng vốn không dễ gì với bất cứ trẻ nào.  Đứa con tự kỷ của bạn có thể có khó khăn về  1) hiểu căn nguyên của các cảm xúc  2) biết cách lấy lại bình tĩnh sau khi cáu giận, và 3) cho người khác biết cảm xúc của mình.  Vui chơi có thể giúp cải thiện điều này vì khi chơi trẻ có cơ hội thực hành biểu đạt cảm xúc mà không bị cuống và bạn có cơ hội để làm mẫu và hướng dẫn con biết thể hiện cảm xúc phù hợp để khi vào cuộc sống thực, nếu bạn gặp phải một tình huống khó lường, bạn có thể nhắc con biết cách đối phó với cảm xúc của mình một cách thích hợp.  Và nếu bạn đã lên một kế hoạch và đã từng thực hành nó, thì bạn sẽ không bị động và không chiều theo ý con để làm sao khoảng khắc đó qua nhanh, cảm xúc của bạn không bị đẩy quá ngưỡng chịu đựng.   Chúng ta đi chứ? Là một trò chơi chúng tôi hay chơi ở cơ sở can thiệp của chúng tôi để giúp trẻ tập chấp nhận lời từ chối của cha mẹ “không” và trong trò chơi này trẻ có thể tập nói “không” với cha mẹ mà vẫn vui vẻ.

Con bạn đòi hỏi và bạn nói không!

Hãy nghĩ ra nhiều cách nói Không.  Đây là những cách mà tôi vẫn thích áp dụng:

  • Tôi có một tin buồn là
  • Á à!
  • Đó là một ý hay, tôi ước chúng ta có thể làm, nhưng tiếc là…
  • Hãy ghi lại điều này để cho lần sau nhé…
  • Để tôi hỏi sếp xem lần sau chúng ta có thể làm vậy được không nhé..
  • Đành phải làm mặt buồn thôi (tôi làm mẫu), hôm nay không phải ngày rồi

Nguồn: nuoicontuky

Mời bạn tham gia Group Thắp đèn xanh – Đồng hành cùng trẻ Tự kỷ để thảo luận, chia sẻ và đồng hành cùng các trẻ Tự kỷ nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *