Hãy tránh sử dụng đường tinh chế cho trẻ tự kỷ

Đường, thường được gọi là đường trắng hoặc đường ăn, thường được người ta lựa chọn để làm ngọt thực phẩm và đồ uống. Trong nhiều năm qua, xi-rô ngô chứa nhiều fructose (HFCS) đã bắt đầu dùng để thay thế (cũng như đi kèm) đường trong nhiều loại thực phẩm chế biến tại nhiều quốc gia. Đường và sirô ngô chứa nhiều fructose có thể được tìm thấy trong nước ngọt, nước trái cây, kẹo, bơ đậu phộng, sữa chua, món ăn nhẹ, kem, và nhiều loại thực phẩm khác mà trẻ em của chúng ta ăn thường xuyên.

Trong thực tế, trung bình một người Mỹ tiêu thụ khoảng 60 kg đường mỗi năm (140 pounds). Hãy tính xem nó sẽ mang lại bao nhiêu calo! Chúng ta đều biết rằng ăn quá nhiều đường là không lành mạnh cho trẻ em, nó góp thêm phần cho các vấn đề như bệnh tiểu đường, béo phì và sâu răng, và nhiều bệnh khác nữa. Nhưng liệu nó có ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi của chúng không?

Cuộc tranh luận về câu hỏi này đã được tranh cãi hàng chục năm. Có nhiều người, đặc biệt là phụ huynh, giáo viên, và những người trong cộng đồng tự kỷ, những người tin rằng có một liên kết nhất định giữa đường và các vấn đề hành vi. Cha mẹ thường thông báo rằng hành vi của con em họ xấu đi sau khi tiêu thụ các loại thực phẩm hoặc đồ uống có nhiều đường.

Một nghiên cứu mà giáo viên tiểu học đã được yêu cầu hoàn thành một bảng câu hỏi, đa số họ trả lời rằng đường có một ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi của học sinh. Hầu như 91 phần trăm trong số họ cũng tin rằng họ đường làm trầm trọng thêm các vấn đề hành vi ở trẻ em hiếu động thái quá. Nhiều nghiên cứu trong những năm qua hỗ trợ niềm tin rằng đường có tác động tiêu cực đến hành vi, sự chú ý, hiếu động thái quá, hung hăng, tâm trạng, và chức năng tâm thần. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khác kết luận ngược lại, là đường không có tác dụng tiêu cực. Các quan sát của cha mẹ và giáo viên rằng hành vi của trẻ có liên quan đến đường đã bị chỉ trích nặng nề và bị bác bỏ bởi các nhà nghiên cứu và hầu hết các chuyên gia y tế.

Sự thật là, đường có ảnh hưởng đến trẻ em. Đường là một carbohydrate đơn giản, có nghĩa là nó bị tiêu hóa nhanh chóng và chia thành glucose, và được nhanh chóng vận chuyển vào máu. Khi con bạn tiêu thụ một thực phẩm hoặc đồ uống có đường, gây ra sự gia tăng nhanh chóng mức độ đường trong máu của trẻ (tăng đường huyết). Việc tăng đột biến của mức độ đường trong máu của con bạn làm cho tuyến tụy của nó phải giải phóng hoóc môn insulin để giảm lượng đường trong máu. Điều này lại làm mức độ đường trong máu của con bạn giảm nhanh (phản ứng hạ đường huyết), gây ra giải phóng adrenaline và các hormone khác để nâng mức độ đường trong máu của con bạn một lần nữa. Một số trẻ em nhạy cảm hơn những trẻ khác với sự gia tăng và giảm lượng đường trong máu nhanh chóng và bất thường này, cơ thể chúng phản ứng thái quá với phản ứng sinh hóa có thể dẫn đến các triệu chứng thể chất và hành vi.

Các triệu chứng của mỗi đứa trẻ khác nhau, phụ thuộc vào độ nhạy cảm của chúng, nhưng một số triệu chứng thông thường bao gồm lo lắng, run, tóc trắng, chóng mặt, mệt mỏi, đổ mồ hôi, run, bốc hỏa, hoang mang, lo lắng, đau đầu, trầm cảm, cáu kỉnh, và thèm đồ ngọt. Điểm mấu chốt là trong khi đường không trực tiếp gây hiếu động thái quá, mà nó thiết lập các phản ứng sinh hóa trong cơ thể của con của bạn, điều này có thể dẫn đến các vấn đề hành vi.

Kẹo được sử dụng như là Phần thưởng Tích cực

Thật không may, nhiều chuyên gia trị liệu sử dụng kẹo như là một phần thưởng trong các chương trình điều trị hành vi hoặc như một phần thưởng cho những hành vi tốt, những tiến bộ, và các mục tiêu đạt được. Việc này không nê, và nếu tôi làm việc với một đứa trẻ được cho kẹo làm phần thưởng, tôi sẽ yêu cầu chuyên gia trị liệu chuyển thành một phần thưởng phi thực phẩm hoặc một hệ thống khen thưởng trong vòng hai tuần. Nếu cha mẹ và bác sĩ trị liệu gặp khó khăn khi xác định một phần thưởng / hệ thống khen thưởng thích hợp cho con em của họ, tôi đề nghị họ tham khảo ý kiến với một chuyên gia liệu pháp hành vi. Một chuyên gia liệu pháp hành vi có thể phân tích hành vi của con bạn và đề xuất kiến nghị cá nhân cho phần thưởng phi thực phẩm / phần thưởng thích hợp với con bạn. 

Không thể nói rằng đường không tốt và cần tránh sử dụng hoàn toàn, mà thay vào đó, tôi khuyên bạn nên dạy cho con bạn làm thế nào để tiêu thụ đường hợp lý để làm giảm bớt tác động tiêu cực của đường tới hành vi của con bạn. Mục tiêu dinh dưỡng của bạn ở đây là để ngăn chặn con bạn khỏi bị các chu kỳ phản ứng tăng đường huyết và hạ đường huyết, giúp trẻ duy trì mức đường huyết bình thường, và qua đó ngăn ngừa các triệu chứng như các vấn đề hành vi.

Cách tốt nhất là tránh hoàn toàn các loại thực phẩm và thức uống chứa nhiều đường, nhưng rất khó khăn để thực hiện. Khi con bạn ăn những thực phẩm này, bạn hãy đưa cho trẻ cùng với thực phẩm khác có chứa protein. Hầu hết các loại thực phẩm chứa protein cũng đều có thể chuyển thành glucose trong cơ thể, nhưng việc chuyển đổi này diễn ra từ từ và đường được chuyển vào mạch máu với tốc độ chậm hơn. Điều này sẽ ổn định hiệu quả của đường và giúp con bạn duy trì sự gia tăng ổn định mức độ đường trong máu của mình.

Một số gợi ý để giúp giảm thiểu lượng đường tinh chế con bạn ăn:

  • Trước hết, hãy tránh các thực phẩm và đồ uống có chứa nhiều đường (bất cứ thứ gì có chứa 15 gram đường hoặc nhiều hơn “trong 100 g”sản phẩm), tránh càng nhiều càng tốt.
  • Thay thế các món ăn nhẹ có chứa nhiều đường bằng những những thực phẩm lành mạnh như nguyên liệu thực vật miền quê, hoa quả tươi, quả hạch, hạt, bắp nổ, sinh tố trái cây, sữa chua, bánh quy, hay bánh gạo với trái cây.
  • Cho trẻ ăn ba bữa nhỏ và 2-3 bữa ăn nhẹ, cứ khoảng ba giờ mỗi ngày.

• Bảo đảm cung cấp các bữa ăn cân bằng cho con của bạn tạo thành một phức hợp carbohydrate (toàn bộ ngũ cốc, gạo, bánh mì, và ngũ cốc, rau quả giàu tinh bột, và cây họ đậu), protein, và chất béo lành mạnh.

  • Cho ăn thức ăn có nhiều chất xơ hòa tan, như các loại đậu, bột yến mạch, rau củ, và trái cây.
  • Hạn chế nước trái cây đến 4 ounces (khoảng 100gram) mỗi ngày.
  • Không sử dụng kẹo như phần thưởng tích cực hoặc như một phần của hệ thống khen thưởng

Mời bạn tham gia Group Thắp đèn xanh – Đồng hành cùng trẻ Tự kỷ để thảo luận, chia sẻ và đồng hành cùng các trẻ Tự kỷ!

Tài liệu tham khảo : Eating for autism

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *