1. Khái niệm
DSM-IV khẳng định: ADHD là một dạng rối nhiễu về mặt phát triển diễn ra trong suốt thời kì ấu thơ, với những triệu chứng quá hiếu động- hấp tấp và giảm tập trung xuất hiện trước 7 tuổi. Các biểu hiện này mâu thuẫn với mức độ phát triển và phải xuất hiện ít nhất trong cả hai môi trường.
Hội chứng tăng động giảm tập trung (ADHD) là một trạng thái sinh học gây ra các kiểu khó khăn vĩnh viễn biểu hiện ở một hoặc nhiều hành vi sau đây:
Thiếu chú ý: Khó khăn trong việc tham gia hoặc tập trung vào một công việc cụ thể. Thời gian duy trì hoạt động ngắn, không kiên trì và hay mắc lỗi trong công việc do hấp tấp, bất cẩn
Hiếu động: Khó kiềm chế hành vi của bản thân. Luôn phải vận động không ngừng. Luôn xuất hiện hành vi như liên tục bồn chồn, đung đưa chân và tay hay vặn vẹo cơ thể liên tục.
Hấp tấp: Khó kiểm soát phản ứng. Trẻ phản ứng nhanh với các kích thích, không suy nghĩ trước khi hành động.
Một số thuật ngữ về AD/HD
Thuật ngữ của DSM- IV: DSM-IV chia ADHD thành ba dạng: Dạng giảm tập trung cơ bản (ADD- Attention Deficit Disorder); Dạng hiếu động- hấp tấp và Dạng kết hợp. Những cá nhân có triệu chứng giống như ADHD nhưng không đủ các tiêu chí để chẩn đoán theo ADHD thì được gọi tên là ADHD không điển hình
Thuật ngữ của ICD: Những trẻ có triệu chứng ADHD được gọi là Rối nhiễu “ Hyperkinetic”. Dạng rối nhiễu này còn được ICD phân loại thành “ Rối nhiễu hoạt động và tập trung”; Các rối nhiễu Hyperkinetic khác”; “Rối nhiễu Hyperkinetic không điển hình”.
Một số thuật ngữ khác:
Hội chứng giảm tập trung- ADS.
Giảm chức năng não bộ tối thiểu – MCD. Thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi ở Mĩ hơn so với các quốc gia khác
Suy giảm khả năng tập trung, kiểm soát vận động và tri giác ( DAMP). Thuật ngữ này được sử dụng khi trẻ ADHD kèm dyspraxia. Được sử dụng ở Đan Mạch và Thụy Điển.
Theo DSM-IV, ADHD còn đi kèm với các biểu hiện khác như: chịu đựng sự thất bại kém, thường xuyên bùng phát các cơn cáu giận, cư xử hách dịch, thiếu tự trọng…Một tỉ lệ cao trẻ ADHD được chẩn đoán kèm với rối loạn tính khí, rối loạn chống đối, rối loạn lo âu.
2. Nguyên nhân
Nguyên nhân sinh học
Di truyền là nguyên nhân gây ra 50- 92 % các hành vi quá hiếu động- hấp tấp và giảm tập trung.
Một số loại gen được xác định gây ra ADHD như: gen DAT1, gen DRD4, gen DBH Tagl.
Những người mắc ADHD có lưu lượng máu lưu thông thấp hơn so với người bình thường và có mức lưu thông dopamine ở thể vân vùng trước trán nhiều hơn.
Khoảng 40% cha mẹ có con bị ADHD thì chính họ cũng mang những triệu chứng ADHD và khoảng 30% những cặp anh chị em trong tổng số gia đình có trẻ ADHD cùng bị ADHD.
Quá trình mang thai, người mẹ hút thuốc, uống rượu, sử dụng các chất kích thích (ma túy), ăn uống thiếu dinh dưỡng hoặc bị nhiễm độc hóa chất
Nguyên nhân môi trường
Các căng thẳng, ngược đãi, thiếu kích thích từ môi trường: Trẻ bị ADHD cao hơn nếu sống trong môi trường thiếu kích thích, bị ngược đãi và có các căng thẳng trong gia đình. Tuy nhiên, tỉ lệ nguyên nhân này không đáng kể.
Chế độ dinh dưỡng: Nếu một trẻ không có khả năng hấp thu hay chuyển đổi một số loại chất nào đó từ thức ăn, có thể dẫn tới ADHD
Trẻ ADHD thường bị thiếu chất kẽm khi sử dụng thức ăn được nhuộm tartrazine.
Thiếu hụt một số acid béo, đặc biệt là acid béo omega-3 có thể gây nên ADHD.
3. Mức độ phổ biến
ADHD là dạng rối nhiễu xuất hiện ở trẻ em tại tất cả các quốc gia trên thế giới với các nền văn hóa khác nhau.
Có khoảng 5% đến 8% trẻ em ADHD trong tổng dân số, tỉ lệ ở người lớn ADHD có khoảng 4%- 8%, 10% ở nam giới và 4% ở nữ giới.
4. Phân loại các dạng ADHD
Có 3 dạng ADHD phổ biến:
- Dạng giảm tập trung
- Dạng tăng động, hấp tấp
- Dạng kết hợp (tăng động, hấp tấp, thiếu chú ý)
5. Đặc điểm các dạng ADHD
5.1 Dạng giảm tập trung
Học sinh ở dạng giảm tập trung chú ý thường có các biểu hiện sau đây:
- Thường khó tập trung cao vào các chi tiết hoặc thường mắc lỗi do cẩu thả khi làm bài ở trường.
- Thường khó duy trì sự tập trung vào các nhiệm vụ hoặc các hoạt động giải trí và khó có thể chịu đựng được nhiệm vụ cho tới khi hoàn thành.
- Thường có vẻ mơ màng, thẫn thờ, hay quên. Không tiếp nhận được những gì người khác trao đổi.
- Thường không theo dõi hết các chỉ dẫn và không làm hết bài tập ở trường, các nhiệm vụ trong các hoạt động khác. Thường chuyển từ hoạt động chưa hoàn thành này sang hoạt động khác.
- Thường khó tổ chức các công việc và các hoạt động.
- Thường tránh né, không thích hoặc miễn cưỡng tham gia các hoạt động đòi hỏi phải duy trì nỗ lực trí tuệ.
- Hay làm mất và hư hỏng đồ vật. Quên các nhiệm vụ.
- Dễ bị lôi cuốn bởi các kích thích bên ngoài. Dễ bị lôi kéo, phân tâm bởi các hoạt động bên ngoài.
5.2 Dạng tăng động
Học sinh ở dạng tăng động thường có các biểu hiện sau đây:
- Thường vận động tay chân liên tục, không ngồi yên một vị trí. (Vẫy tay, giơ chân, đung đưa tay chân hay cơ thể, đứng lên ngồi xuống, quay trái, quay phải,…)
- Thường rời khỏi chỗ ngồi trong lớp học hay từ chối tham gia các hoạt động ở những tình huống ngồi cố định.
- Không biết xử lý tình huống , khó khăn khi chơi hoặc tham gia vào các trò chơi một cách bình tĩnh.
- Không kiểm soát được lời nói và hành động.
- Khó khăn trong việc chờ đợi đến lượt.
- Không kiên nhẫn, khó kiềm chế và ngắt lời hoặc nói theo người khác.
- Di chuyển đi lại linh tinh, hấp tấp, thiếu an toàn.
5.3 Dạng kết hợp
Học sinh ở dạng kết hợp có các biểu hiện của tình trạng thiếu tập trung lẫn quá hiếu động. Đôi khi, các em mất tập trung lơ đãng, đồng thời lại có vấn đề với sự quá hiếu động, hấp tấp.
6. Tiêu chuẩn chẩn đoán ADHD
Dựa theo tiêu chí của DSM-IV để chẩn đoán ADHD
(1) Sáu hoặc hơn các triệu chứng giảm tập trung sau đây kéo dài trong ít nhất 6 tháng ở mức độ thích nghi không tốt và mâu thuẫn với mức phát triển:
Giảm tập trung:
- Thường khó tập trung vào các chi tiết hoặc thường mắc lỗi do cẩu thả khi làm bài ở trường, nơi làm việc hay trong các hoạt động khác.
- Thường khó duy trì sự tập trung vào nhiệm vụ hoặc hoạt động giải trí
- Thường có vẻ không chăm chú vào những điều mọi người nói
- Khó tham gia và theo dõi các hoạt động
- Né tránh, không thích, miễn cưỡng tham gia ác hoạt động đòi hỏi sự tư duy
- Hay quên, dễ bị sao nhãng bởi các kích thích bên ngoài.
(2) Sáu hoặc hơn các triệu chứng quá hiếu động- hấp tấp sau đây kéo dài trong ít nhất 6 tháng ở mức độ thích nghi không tốt và mâu thuẫn với mức phát triển:
Quá hiếu động:
- Thường hay cựa quậy chân tay hoặc cả người khi đang ngồi
- Leo trèo, chạy nhảy quá mức cho phép
- Khó khăn khi tham gia một hoạt động đòi hỏi ngồi in
- Thường nói quá nhiều
Hấp tấp:
- Thường khó khăn trong việc chờ đợi đến lượt.
- Thường xuyên xen ngang vào các cuộc nói chuyện, hấp tấp trả lời khi chưa nghe xong câu hỏi.
7. Những lưu ý trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ ADHD
7.1 Đối với giáo viên
- Giáo viên nên cố định vị trí ngồi trong lớp cho các em (đầu bàn) hoặc nơi mà GV có thể dễ dàng chú ý quan sát các em.
- Tránh ngồi ở vị trí trung tâm lớp, ở vị trí có nhiều trẻ nghịch ngợm. Cần hạn chế tối đa cách kích thích gây xao lãng đến quá trình học tập của trẻ ADHD.
- Tạo một không gian yên tĩnh, tránh các tác động môi trường gây nên
- Sử dụng hình ảnh, màu sắc để giúp học sinh nắm được các cấu trúc về hoạt động, thời gian, vị trí
- Đưa ra các nhiệm vụ ngắn, phù hợp với học sinh.
- Sử dụng nhiều các hình ảnh minh họa, đồ dùng trực quan khi dạy các em. Giúp các em có cơ hội nhìn, sờ, đồ vật,…
7.2 Đối với cha mẹ
- Xây dựng kế hoạch sinh hoạt ổn định trong các hoạt động hàng ngày của trẻ.
- Cố định vị trí các đồ vật trong nhà
- Lập kế hoạch các hoạt động, phân bổ thời gian rõ ràng
- Sử dụng các loại bảng, biểu, lịch làm việc
- Chia nhỏ các nhiệm và hướng dẫn trẻ thực hiện từng bước một.
- Tạo không gian yên tĩnh, ít đồ chơi, các thiết bị dễ gây xao lãng ( tivi, điện thoại, trò chơi điện tử,…) trong góc học tập của trẻ.
- Sử dụng thưởng- phạt rõ ràng
- Đưa ra các gợi ý ngay khi trẻ cần giúp đỡ
- Giữ thái độ vui vẻ, tạo môi trường thoải mái.
- Ngoài ra, cha mẹ trả ADHD đang rất quan tâm tới việc sử dụng thuốc và chế độ dinh dưỡng nhằm giảm hạn chế biểu hiện ADHD của trẻ.
Trị liệu bằng thuốc
Trị liệu bằng chế độ dinh dưỡng
- Chế độ ăn không gluten-casein
- Các thực phẩm chứa gluten: lúc mạch, lúa mạch đen, bột mỳ, bánh ngọt, các loại bánh mỳ, …
- Các thực phẩm chứa casein: bơ, sữa tươi ,và các sản phẩm bơ sữa khác
- Bổ sung Gaba
Thực phẩm tăng GABA
- Hạt ngũ cốc nguyên hạt(hạnh nhân, óc chó..) chứa 1,91 mg/1 kg
- Gạo lứt chứa 16mg/1kg, đặc biệt là gạo lứt nảy mầm có chứa đến 160mg/1kg.
- Chuối, bông cải xanh, trà, yến mạch, cám gạo, gan bò rượu vang đỏ.
Thực phẩm làm giảm GABA
- Thực phẩm chứa nhiều bột ngọt
- Đồ ăn nhanh chế biến sẵn nước ngọt và thực phẩm chứa hương liệu chất làm ngọt nhân tạo.
Sử dụng các loại rau củ nhiều màu sắc là một trong những loại thực phẩm rất quan trọng trong chế độ ăn cho trẻ tăng động
- Giúp trẻ cung cấp đủ chất chống oxy hóa cho trẻ, giúp hệ thần kinh hoạt động tốt hơn
- Nguồn thực phẩm : Rau củ quả như bí ngô, ớt chuông đỏ vàng xanh, việt quất
- Không nên ăn những thực phẩm chứa phẩm màu
Tăng cường thực phẩm giàu protein
- Đạm là một chất không thể thiếu trong chế độ ăn cho trẻ tăng động
- Tăng cường sự tập trung và cung cấp những chất cần thiết cho hoạt động của não,giúp trẻcân bằng lượng đường có trong máu
- Protein có nhiều trong cá, thịt gà, các loại đậu và một sốloại rau như rau chân vịt
Bổ sung Omega3
- Nguồn thực phẩm chứa nhiều Omega3 như cá thu, cá hồi, cá trích, hàu, cá cơm, hạt lanh, hạt chia, quả óc chó, đậu nành,…
Cho trẻ ăn nhiều thực phẩm chứa B6, B12
- Nguồn thực phẩm chưa nhiều vitamin B như: súp lơ, nấm, đậu, cá, thịt,…
7.3 Hỗ trợ với các nhà chuyên môn khác
Bố mẹ nên đưa con đến các cơ sở đánh giá uy tín để chẩn đoán mức độ khó khăn của con. Để đưa ra các liệu trình can thiệp phù hợp với khả năng và khó khăn của trẻ.