Hội Họa Là Hoạt Động Tuyệt Vời Giúp Con Bình Tĩnh Hơn

Đối với bất kỳ trẻ em nào, việc để lại một dấu ấn trên trái đất – một vệt thẳng, một chấm sơn, một vết nước tóe lên bên vệ đường – khiến diện mạo của thế giới thay đổi phần nào theo ý mình đều là diệu kỳ. Một vài trẻ tự kỷ, ở giai đoạn phát triển ban đầu, còn chưa có khả năng liên hệ giữa việc gạch bút trên tờ giấy với nét vẽ hiện ra. Tôi tin rằng việc chỉ cho con thấy mình có quyền năng thay đổi diện mạo thứ  gì đó là rất có ích. Với những trẻ dường như không ý thức được hoặc không hứng thú với những gì liên quan tới nghệ thuật thì hãy cứ  kiên trì, sáng tạo và bền bỉ bạn sẽ được đền đáp.

Ở cuối trang, tôi có thu thập một vài trò chơi nghệ thuật ban đầu mà các nghệ sĩ mới thường thích.  Trò vẽ mặt người, một trò giao lưu, đã hấp dẫn rất nhiều trẻ đã từng tỏ ra không thích vẽ chút nào. Tôi thường cầm tay giúp trẻ vẽ nguệch ngoạc hình mặt người khi chơi đến phần Bye Bye của trò chơi. Nếu trò chơi này vẫn chưa hấp dẫn đối với trẻ, bạn hãy cho trẻ chơi lại vào dịp khác.

Có trẻ tự kỷ cảm nhận việc vẽ và nghệ thuật như cá được gặp nước, có trẻ coi đây là một thử thách, thậm chí là khó khăn thực sự. Dưới đây là một vài tình huống mà tôi từng gặp phải:

  • Trẻ đút vào miệng từ bút vẽ cho đến họa phẩm.
  • Trẻ chẳng thèm chú ý việc gì đang diễn ra ngay cả khi bạn cầm tay hướng dẫn. Thậm chí gay gắt hơn, trẻ còn cực lực phản đối bất cứ lời gợi ý nào mời gọi trẻ nên làm gì đó với giấy, bút, hồ, kem tươi trong khay, chơi nhạc hay bất cứ họa phẩm nào đưa cho trẻ.

Và đây là một vài gợi ý:

  1. Nếu con bạn cho vào miệng mọi họa phẩm thì cũng đừng lấy đó làm trầm trọng. Hãy nhẹ nhàng lấy những vật đó ra và đưa cho trẻ thứ khác phù hợp hơn để gặm mút. Những trẻ vẫn còn cho đồ vật vào miệng có thể vẫn cần được gặm đồ vật. Gặm mút là một cách sơ khai nhưng quan trọng để khám phá thế giới, nó cũng thường là dấu hiệu cho thấy trẻ vẫn chưa thể hiểu được thế giới quan mình thông qua các giác quan khác. Trẻ vẫn nhận thấy thông tin thu nhận được từ miệng dễ hiểu hơn. Tôi thường làm một bộ đồ chơi cho riêng trẻ để trẻ có thể gặm mút rồi đưa cho trẻ, đôi khi tôi cũng làm thêm bộ thứ hai để chỉ cho trẻ thấy những cách mới lạ hay ho hơn để làm cho vật thò ra hoặc vào miệng. Tôi vẫn nhớ trường hợp một đứa trẻ đã cùng tôi ngồi trước gương hàng tháng trời và khám phá ra các cách tương tác giao lưu với những đồ chơi để cho vào miệng. Đó thực sự là một thử thách lớn.  Nhẽ ra tôi đã không nên sử dụng những họa phẩm với cậu bé này, bởi cậu chưa phát triển đến giai đoạn hiểu được họa phẩm là thứ gì có ý nghĩa. Tuy nhiên, cha mẹ cậu cảm thấy bất an khi tôi không tiếp tục dùng những dụng cụ đúng với lứa tuổi của cậu mà cậu bé đã 5 tuổi. Vậy nhưng, khi được 8 tuổi, cậu đã thực sự vui thú với vẽ vời và viết chữ. Chờ đợi thật là khó, nhưng với một vài trẻ thì ta phải đợi thôi.
  2. Rất có thể con bạn sẽ thích việc sử dụng những họa phẩm như một phương tiện để sáng tạo ra những thứ khác nếu trẻ không hứng thú hơn mấy với trò gặm mút đồ chơi. Không giống những trẻ thèm cho vật vào miệng, một vài trẻ khác thích cho họa phẩm vào mồm để giao lưu. Những trẻ này đã phát hiện ra rằng chúng có thể tạo ra tương tác xã hội với người lớn bằng việc cho họa phẩm vào miệng. Bạn có thể nhận ra đây là trò giao lưu bởi nó thường tiến triển thành ngậm đồ và chạy. Nếu con bạn đã phát hiện ra trò này, thì nó thường sẽ như sau. Khi nào họa phẩm rơi ra, trẻ sẽ phóng như bay trong phòng với ý thức rõ ràng rằng bạn sẽ chạy theo trẻ, trẻ ngậm những dụng cụ đó trong miệng để bạn chạy theo, túm lấy trẻ và vật nhau với trẻ để lấy vật trong miệng trẻ ra. Rõ ràng trò này vui nhộn hơn nhiều so với trò vẽ. Bạn có thể tham khảo thêm Bộ sưu tập Trò chơi di chuyển theo lộ trình để tìm một trò đuổi bắt và vật nhau chơi với con và nghĩ cách thực hiện giờ thủ công mỹ thuật mà không có mục đuổi bắt và ngậm mút.
  3. Một vài trẻ không có khả năng vừa nhìn vật vừa dùng cơ thể điều khiển bút vẽ trên giấy. Theo quan niệm của các đồng nghiệp của tôi, những người nghiên cứu về các vấn đề của hệ giác quan ở cá nhân tự kỷ thì điều này chứng tỏ hệ giác quan của trẻ có khó khăn đáng kể khi xử lý thông tin. Điều đó có thể đồng nghĩa với việc trẻ bị bối rối bởi hai luồng thông tin – luồng thông tin đưa tới qua thị giác dưới dạng hình ảnh và luồng thông tin mang tới qua cảm giác sờ nắn đụng chạm bằng tay. Tôi cho rằng nó cũng giống như những khó khăn bạn gặp phải khi học lái xe ban đầu, bạn cảm thấy quá phức tạp khi phải vừa đạp chân ga và phanh,vừa phải điều khiển lái, lại còn phải nhớ cả luật đi xe nữa. Có rất nhiều cách khác nhau để chơi và tôi hiếm khi bắt trẻ phải chơi những trò mỹ thuật cho đến khi các em thấy hứng thú. Nhưng tôi phải thừa nhận rằng một vài giáo viên mẫu giáo rất cố kiết (và thậm chí những trợ giảng còn cố hơn) để từng bước đưa vào những trò chơi mỹ thuật và cố lôi kéo cả những trẻ miễn cưỡng tham gia những hoạt động vẽ hình, cắt dán nhất.

Nguồn: nuoicontuky

Mời bạn tham gia Group Thắp đèn xanh – Đồng hành cùng trẻ Tự kỷ để thảo luận, chia sẻ và đồng hành cùng các trẻ Tự kỷ!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *