Hiện nay, không hề có một đánh giá y khoa nào dành cho chứng tự kỷ; việc chẩn đoán dựa trên sự quan sát về hành vi, làm đánh giá về mặt giáo dục và tâm lý. Do các triệu chứng của chứng tự kỷ rất khác nhau nên chọn các có thể đưa đến chẩn đoán chứng tự kỷ. Bạn có thể đặt câu hỏi với bác sĩ nhi khoa. Một số trẻ bị coi là chậm phát triển trước khi được chẩn đoán tự kỷ có thể đã nhận các dịch vụ can thiệp qua chương trình Can thiệp sớm (Early Intervention) hoặc Chương trình giáo dục đặc biệt (Special Education services). Nhưng không may, có lúc bác sỹ không để ý đến những lo lắng của phụ huynh, dẫn đến việc trẻ nhận được chẩn đoán trễ. Autism Speaks và những tổ chức liên quan đến chứng tự kỷ đang làm việc cật lực để hướng dẫn cho phụ huynh và đội ngũ y bác sĩ có thể phát hiện trẻ có triệu chứng của chứng tự kỷ càng sớm càng tốt. Từ lúc chào đời đến khi đủ 36 tháng tuổi, trẻ nên được kiểm tra về sự phát triển trong các đợt khám sức khỏe tổng quát. Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics) khuyến nghị trẻ nên được kiểm tra sàng lọc về chứng tự kỷ vào hai dịp khám sức khỏe tổng quát, lúc trẻ được 18 tháng và 24 tháng tuổi. Nếu bác sĩ phát hiện trẻ gặp khó khăn trong vấn đề phát triển, bác sĩ sẽ giới thiệu trẻ theo học chương trình Can thiệp sớm (Early Intervention) đồng thời sẽ giới thiệu một chuyên gia làm đánh giá về sự phát triển. Các trẻ này nên được cho đi kiểm tra thính giác và mức độ nhiễm chì. Chuyên gia sẽ sử dụng công cụ sàng lọc chứng tự kỷ, như Danh mục kiểm tra chứng tự kỷ ở trẻ tuổi mới tập đi (Modified Checklist of Autism in Toddlers, MCHAT).
Danh mục kiểm tra chứng tự kỷ ở trẻ tuổi mới tập đi, MCHAT là một loạt các câu hỏi đơn giản về con bạn. Từ kết quả trả lời đó, bác sĩ sẽ quyết định xem con bạn có cần đến gặp chuyên gia, thường là bác sĩ nhi khoa về phát triển (Developmental Pediatrician), bác sĩ thần kinh (Neurologist), bác sĩ tâm thần (Psychiatrist) hay bác sỹ về tâm lý học (Psychologist) để làm đánh giá chi tiết hơn không. Cũng có những công cụ kiểm tra khác, dành cho trẻ lớn tuổi hơn hoặc trẻ có chứng tự kỷ. Con bạn có thể được chẩn đoán bởi một trong số các chuyên gia nói trên. Trong vài trường hợp, đội ngũ các chuyên gia sẽ làm đánh giá và đề xuất chương trình trị liệu cho con bạn… Đội ngũ này bao gồm bác sĩ chuyên về tai (Audiologist)-để loại trừ việc trẻ không thể nghe, nhà ngôn ngữ trị liệu-để xác định kĩ năng và nhu cầu ngôn ngữ của trẻ, và chuyên gia về chức năng trị liệu-nhằm đánh giá kỹ năng vận động và thể lực. Cần phải có một đội ngũ các chuyên gia để chẩn đoán về chứng tự kỷ và các khó khăn đi cùng với chứng tự kỷ, như là chậm phát triển trong kỹ năng vận động. Nếu con bạn không được đánh giá bởi một đội ngũ các chuyên gia, bạn phải chắc chắn đưa con bạn đi làm các đánh giá chi tiết hơn để có thể hiểu rõ hơn về các điểm mạnh, điểm yếu của con mình. Để có thêm thông tin, bạn có thể vào trang web Mạng lưới điều trị chứng tự kỷ (The Autism Treatment Network).
DSM-IV CÁC CHỈ TIÊU ĐỂ CHẨN ĐOÁN TỰ KỶ
I. Có tất cả sáu (hoặc hơn) mục bắt đầu từ (A), (B), và (C), với ít nhất hai mục trong (A), và một trong (B) và (C):
(A) Tương tác xã hội kém, được liệt kê bởi ít nhất hai trong số các mục sau:
- Có biểu hiện kém khả năng sử dụng các hành vi phi ngôn ngữ phức tạp như nhìn trực tiếp vào mắt người khác, biểu cảm khuôn mặt, tư thế, cử chỉ để điều phối tương tác xã hội.
- Không phát triển những mối quan hệ với bạn cùng trang lứa tương ứng với độ tuổi phát triển.
- Không biết chia sẻ niềm vui, sở thích, hay chiến thắng của mình với người khác (ví dụ như thiếu khả năng khoe, mang đến xem hoặc chỉ cho người khác biết những cái mình thích).
- Thiếu khả năng giao tiếp xã hội hoặc trao đổi cảm xúc qua lại.
(B) Giao tiếp kém, được liệt kê bởi ít nhất một trong số các mục sau:
- Chậm hoặc thiếu hẳn khả năng phát triển ngôn ngữ nói (đồng thời không nỗ lực giao tiếp theo cách khác như dùng điệu bộ hoặc ra hiệu bằng tay).
- Với người có thể nói được, thì không có khả năng gợi mở, duy trì một đoạn hội thoại với người khác.
- Rập khuôn và lặp đi lặp lại lời nói, hoặc dùng ngôn ngữ đặc dị.
- Thiếu tính đa dạng, thiếu khả năng chơi các trò chơi tưởng tượng hoặc bắt chước chơi đùa với người khác theo độ tuổi phát triển.
(C) Hành vi, sở thích và hoạt động hạn chế, hay lập đi lập lại rập khuôn được liệt kê bởi ít nhất hai trong số các mục sau:
- Chỉ bận tâm tới một hoặc vài sở thích bất thường và hạn chế, rập khuôn và lặp đi lặp lại, cả về xúc cảm lẫn sự tập trung.
- Có biểu hiện bám chặt một cách cứng nhắc vào những thói quen hoặc những nghi thức đặc biệt phi chức năng.
- Các vận động rập khuôn, lặp đi lặp lại (ví dụ như vẩy, vặn vẹo hoặc xoay bàn tay hay ngón tay, hoặc có những cử động toàn thân phức tạp).
- Chỉ chú tâm dán mắt vào một số phần nào đó của đồ vật.
II. Chậm hoặc chức năng phát triển bất thường ít nhất một trong các lĩnh vực sau, bắt đầu trước 3 tuổi:
(A) Tương tác xã hội.
(B) Ngôn ngữ giao tiếp xã hội.
(C) Những trò chơi giàu tính tưởng tượng hoặc tính tượng trưng.
III. Sự xáo trộn bất thường này còn tệ hơn khi trẻ có hội chứng Rett (Rett’s Disorder) hoặc Rối loạn phân li tuổi ấu thơ (Childhood Disintegrative Disorder).
Nguồn: Cẩm nang chẩn đoán và thống kê những rối loạn tâm thần; phiên bản 4 (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders; Fourth Edition)
Mời bạn tham gia Group Thắp đèn xanh – Đồng hành cùng trẻ Tự kỷ để thảo luận, chia sẻ và đồng hành cùng các trẻ Tự kỷ nhé!