Bố mẹ có biết trẻ sẽ phát triển khả năng ngôn ngữ tốt hơn nếu được nghe nhiều từ ngữ phong phú?
Chính vì vậy, việc biến những cuộc đối thoại, giao tiếp với trẻ trở nên thật thú vị, thoải mái để điều thật sự quan trọng. Dưới đây là một vài ví dụ cho bố mẹ nhé!
1. Nói chuyện bằng tên của con.
Đó có thể là tên ở nhà hay tên thật của trẻ, miễn là trẻ thấy thích. Trẻ nhỏ thường chỉ tập trung vào một việc ở một thời điểm. Và gọi tên trẻ là cách giúp trẻ chú ý cho đến khi người lớn bắt đầu mở lời. Ví dụ: Lily! (chờ cho đến khi trẻ dừng chơi và nhìn bạn) 10 phút nữa chúng ta sẽ ăn trưa nhé!
2. Sử dụng từ ngữ tích cực.
Cố gắng đừng nói “không” với con mọi lúc, mọi nơi. Thay vào đó cố gắng nói với trẻ điều bạn muốn. Ví dụ: Cầm chặt cốc, con nhé! Chỉ được đi trong nhà thôi nhé!… Cách nói chuyện này có thể khiến bố mẹ phải thực hành rất nhiều thì mới quen được nhưng sẽ rất đáng để bỏ công sức.
3. Cho con những sự lựa chọn
Khi bạn muốn trẻ hợp tác với bạn, nếu trẻ có thể hiểu được vì sao trẻ cần phải làm như thế và trẻ có được lợi gì khi làm thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn.
– Khi con làm xong bài tập về nhà, con có thể xem TV
– Con thích đọc quyển nào, quyển này hay quyển kia?…
Ngoài ra, bố mẹ cũng để trẻ được cùng giải quyết vấn đề. Chẳng hạn, thay vì nói: “Không được để đồ chơi ngoài đó” thì bố mẹ có thể nói: “Con nghĩ mình có thể đồ chơi ở đâu để nó được an toàn và nói cho bố mẹ biết khi nào con nghĩ ra nhé!”.
4. Đặt câu hỏi mở
Nếu bố mẹ muốn con cởi mở và suy nghĩ nhiều hơn thì bố mẹ nên đặt câu hỏi mở cho con. Đó không phải là dạng câu hỏi đóng với câu trả lời “có – không”. Kiểu câu hỏi mở sẽ như một lời mời để trẻ được nói nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn suy nghĩ và cảm xúc của mình.
5. Thể hiện sự chấp nhận
Khi bố mẹ thể hiện được rằng bố mẹ chấp nhận và yêu con cho dù con có thể hiện mình khác biệt như thế nào thì càng có nhiều khả năng trẻ thích được nói chuyện và chia sẻ suy nghĩ và vấn đề của mình với bố mẹ. Là bố mẹ, có thể chúng ta không chấp nhận những hành vi không phù hợp như bạo lực hay trêu chọc người khác. Nhưng với những khác biệt về tính cách, sở thích cá nhân thì lại khác, điều đó khiến con được là chính mình. Ví dụ, “mẹ ơi, con sợ ngủ một mình!”, thì cách phản hồi khiến trẻ cảm thấy thoải mái hơn sẽ là: “Được rồi, mẹ sẽ để cửa mở và bật đèn ngủ. Sau đó, mẹ sẽ quay lại để xem thế nào nhé. Điều đó sẽ tốt hơn nhiều với việc: “Không được khóc nhè, chỉ có trẻ con mới sợ, con lớn rồi, con đủ hiểu điều đó!”
6. Đừng ngắt lời trẻ
Cố gắng đừng ngắt lời hoặc mắng trẻ khi con đang kể chuyện cho bạn nghe. Trẻ sẽ cảm thấy mất hứng khi chia sẻ cho bố mẹ nếu người lớn chúng ta gạt chuyện đó sang một bên hoặc dùng thời gian đó để giảng giải đạo đức.
7. Ưu tiên cho khoảng thời gian nói chuyện cùng con
Có những cuộc nói chuyện cởi mở và thoải máu cùng con sẽ giúp con phát triển sự tự tin, tự trọng, có mối quan hệ tốt với người khác, sự phối hợp và sự gắn kết với bố mẹ. Do vậy, bố mẹ hãy cố dành thời gian để trò chuyện cùng con nhiều nhất có thể.
Mời bạn tham gia Group Thắp đèn xanh – Đồng hành cùng trẻ Tự kỷ để thảo luận, chia sẻ và đồng hành cùng các trẻ Tự kỷ!