Nếu con của bạn có biểu hiện chậm phát triển, như là rối loạn phổ tự kỷ, thì đó KHÓ CÓ THỂ LÀ DO BẠN ĐÃ LÀM GÌ ĐÓ chưa được như ý, hay do MỘT BIẾN CỐ nào đó gây ra.
Tự kỷ là một tình trạng phức tạp và còn chưa được hiểu rõ. Các nhà nghiên cứu đang làm việc để tìm kiếm câu trả lời, nhưng bản thân những câu hỏi cũng không rõ ràng. Kết quả là, các nghiên cứu thường vụn vặn manh mún, và nhiều lý thuyết vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Các nhà nghiên cứu nhanh chóng thu thập dữ liệu, nhưng đồng thời, họ bất đồng trong cách giải thích.
Ví dụ, các nhà nghiên cứu có thể quan sát những bất ổn trong nhiều quá trình khác nhau trong cơ thể của một cá nhân mắc chứng tự kỷ, nhưng họ không thể đồng ý rằng vấn đề cụ thể đó là nguyên nhân hay là triệu chứng của chứng tự kỷ. Như vậy, trong cộng đồng y khoa, người ta vẫn ĐANG TRANH LUẬN VỀ NGUYÊN NHÂN CỦA CHỨNG TỰ KỶ và cách điều trị nó.
Dưới đây là những THỰC TẾ mà tất cả các chuyên gia và nhân viên chăm sóc đều NHẤT TRÍ:
• Các khuyết tật phát triển như chứng tự kỷ là các tình trạng về não, thần kinh liên quan đến sinh học nhiều hơn là tâm lý học.
• Tự kỷ là thành phần hay gặp nhất trong tập hợp các chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD), cũng còn được gọi là rối loạn phát triển lan tỏa (PDD).
• Tự kỷ thường được chẩn đoán khi trẻ được 3 tuổi.
• Ta có thể gặp tự kỷ ở mọi quốc gia, mọi dân tộc, và mọi tầng lớp kinh tế xã hội.
• Tự kỷ ảnh hưởng đến hơn một triệu rưỡi người chỉ tính riêng tại Hoa kỳ, với 24.000 trẻ được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ hàng năm. Con số này tương đương ở các nước phương Tây khác.
• Số bé trai mắc tự kỷ cao gấp bốn lần so với các bé gái.
• Cứ 166 trẻ em thì có một em được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ ở Hoa kỳ. Con số này đã tăng vọt trong 30 năm gần đây. (số liệu này đã được cập nhật vào tháng 4 là 1 trên 68 trẻ)
• Trẻ em được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ rối loạn phổ cần được can thiệp càng sớm càng tốt.
Và đây là những CHỦ ĐỀ mà các chuyên gia và nhân viên chăm sóc vẫn CÒN TRANH LUẬN:
• Tự kỷ được cho là có nguồn gốc sinh học, mặc dù các nhà nghiên cứu vẫn còn cố gắng tìm hiểu nguyên nhân chính xác của nó.
Nói cách khác, cấu tạo di truyền của một đứa trẻ khởi đầu cho sự phát triển chứng tự kỷ, nhưng gen di truyền không phải là nguyên nhân của tình trạng này. Sự khởi đầu về gen tạo điều kiện thuận lợi cho việc kích hoạt tình trạng này, nhưng các nhà nghiên cứu đã không thể xác định chính xác được nhân tố kích hoạt là ở đâu. Mỗi trường hợp chẩn đoán tự kỷ đều có mô hình riêng, giống như dấu vân tay.
• Một số chuyên gia tin rằng chứng tự kỷ có một nguyên nhân bao trùm, những người khác lại kiên quyết là nó có rất nhiều nguyên nhân. Một số nghiên cứu phân chia tự kỷ vào nhiều nhóm nhỏ dựa trên nhân tố kích hoạt mà họ giả thuyết.
• Phương pháp điều trị y sinh có thể cải thiện triệu chứng tự kỷ, nhưng người ta vẫn còn tranh luận về việc liệu phương pháp điều trị y sinh chữa được nguyên nhân gốc rễ của tự kỷ không hay đơn giản chỉ là giúp cho những trẻ em “không thực sự mắc chứng tự kỷ”. Các cộng đồng y tế không chấp nhận rộng rãi phương pháp điều trị y sinh học, tuy nhiên, một số bác sĩ đã thực hiện các kỹ thuật và thực tế rất thành công với bệnh nhân của họ.
Bất chấp những gì cộng đồng y tế vẫn còn chưa biết về chứng tự kỷ, chúng ta vẫn có lý do để hy vọng. Các kỹ thuật mới để nghiên cứu bộ não con người có thể dẫn ta đến những cách chữa khỏi, các phương pháp điều trị mới, cách can thiệp cho chứng tự kỷ và lời giải cho các bài toán hóc búa khác về các bệnh thần kinh khó hiểu như Alzheimer và Chứng tăng động giảm tập trung chú ý (ADHD). Ngoài ra, những người ủng hộ đề xuất ngày càng nhiều tài trợ và điều luật nhằm nâng cao thêm kiến thức về chứng tự kỷ.
Theo Understanding Autism for Dummies của Stephen Mark Shore và Linda G.Rastelli
Nguồn: nuoicontuky
Mời bạn tham gia Group Thắp đèn xanh – Đồng hành cùng trẻ Tự kỷ để thảo luận, chia sẻ và đồng hành cùng các trẻ Tự kỷ nhé!