Rối loạn phổ tự kỷ là vấn đề rất được cộng đồng, xã hội quan tâm hiện nay. Bởi Tự kỷ ảnh hưởng đến nhận thức, hành vi, tương tác xã hội của trẻ, ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ suốt đời. Do đó việc chẩn đoán sớm và sử dụng các biện pháp trị liệu phù hợp cho trẻ là rất quan trọng. Liệu pháp Chuyển động/ Khiêu vũ là liệu pháp được sử dụng phổ biến và đem lại nhiều lợi ích cho trẻ tự kỷ.


Tự kỷ là gì?
Tự kỷ là một khuyết tật về phát triển thần kinh được đặc trưng bởi sự suy giảm về tương tác xã hội, chậm phát triển ngôn ngữ cả về không lời lẫn có lời kèm theo các hành vi định hình lặp đi lặp lại. Trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc, sự đồng cảm, giao tiếp mắt. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tự kỷ thường bắt đầu trong năm thứ 2 sau khi trẻ sinh ra.
Nếu trẻ có 5 dấu hiệu cờ đỏ sau, bố mẹ trẻ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa (Bệnh viện Phục hồi chức năng, Khoa tâm bệnh hay khoa Phục hồi chức năng tại các Bệnh viện Nhi) để trẻ được lượng giá chức năng và chẩn đoán, can thiệp sớm:
- 6 tháng: Trẻ không cười, đáp ứng vui vẻ hoặc có biểu hiện thích thú.
- 9 tháng: Trẻ không có sự tương tác qua lại bằng âm thanh, nụ cười hoặc biểu lộ bằng ánh mắt, nét mặt.
- 12 tháng: Trẻ không nói bi bô nguyên âm.
- 16 tháng: Trẻ chưa nói được từ đơn.
- 24 tháng: Trẻ chưa nói được câu 2 từ rõ nghĩa hoặc có dấu hiệu nhại lời.
- Trẻ mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc mất kỹ năng xã hội ở bất kỳ lứa tuổi nào.
Liệu pháp chuyển động/ khiêu vũ cho trẻ Tự kỷ
Liệu pháp chuyển động/ khiêu vũ là liệu pháp tâm lý sử dụng vũ điệu và các chuyển động để tăng cường giao tiếp, cảm xúc và hành vi, đồng thời cũng cải thiện khả năng vận động của trẻ. Các bài tập vận động khiêu vũ được thiết kế trên các trẻ riêng biệt, dựa vào lượng giá chức năng của từng trẻ tự kỷ. Liệu pháp khiêu vũ đã được chứng minh đem lại những hiệu quả tốt cho người Rối loạn phổ tự kỷ, Parkinson, Rối loạn tâm trạng lo âu…
Liệu pháp chuyển động/ khiêu vũ đem lại nhiều lợi ích cho trẻ Rối loạn phổ tự kỷ:
- Liệu pháp giúp cải thiện sự chú ý và tập trung của trẻ.
- Giúp trẻ học được cách thể hiện cảm xúc thông qua các chuyển động của cơ thể.
- Giúp người tự kỷ hình thành các mối quan hệ tốt hơn. Khi ở trong môi trường của lớp học khiêu vũ, họ sẽ tạo được mối quan hệ với các chuyên gia dạy khiêu vũ và với các bạn cùng lớp.
- Việc học các chuyển động của khiêu vũ, người tự kỷ sẽ học được các chuyển động cần thiết và từ đấy phát triển các vận động thô, vận động tinh, các chuyển động phối hợp phức tạp. Từ đó họ sẽ học được các chuyển động cần thiết trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
- Giúp phát triển kỹ năng xã hội, giao tiếp của người tự kỷ.
- Việc học và thực hiện lại một chuỗi các động tác khiêu vũ giúp cải thiện kỹ năng ghi nhớ.
- Việc người tự kỷ được thoải mái học tập, chuyển động trong môi trường lớp học giúp họ giảm độ nhạy cảm khi tiếp xúc và chạm vào cơ thể.
- Ngăn cản người tự kỷ thực hiện các động tác định hình lặp đi lặp lại bởi họ sẽ được học tập các chuỗi động tác khiêu vũ và luôn tập ghi nhớ nó.
- Trong quá trình học tập và khiêu vũ sẽ kích thích các kỹ năng giao tiếp bằng lời nói.
- Khiêu vũ giúp người tự kỷ có những nhận thức về cơ thể mình và giúp thúc đẩy hiểu biết về cảm giác, cảm xúc của người khác, tư đấy hình thành sự đồng cảm.
- Người tự kỷ sẽ học được cách thích nghi tốt với các tình huống khác nhau trong lúc khiêu vũ.
Liệu pháp chuyển động/ khiêu vũ mang đến những lợi ích như trên bởi trong buổi trị liệu người tự kỷ sẽ được tương tác với người khác, tăng liên kết và giao tiếp giữa các cá nhân, giao tiếp bằng mắt, tham gia vào các hoạt động nhóm, thúc đẩy tương tác xã hội từ đấy thúc đẩy thể hiện cảm xúc, hình thành sự đồng cảm.
Các kỹ thuật trong một buổi trị liệu chuyển động khiêu vũ cho người Tự kỷ
Việc trị liệu chuyển động/ khiêu vũ được diễn ra hàng tuần với thời gian là 60 phút/ buổi. Người hướng dẫn là các nhà trị liệu chuyển động khiêu vũ đã được đào tạo chuyên sâu về liệu pháp này. Ở những buổi đầu tiên, nhà trị liệu sẽ dạy người tham gia cách thực hiện các bài tập vận động cơ bản để giúp bước đầu hình thành những nhận thức về chuyển động khiêu vũ cho người tự kỷ. Họ sẽ phải học tập cách ghi nhớ một chuỗi các động tác mà nhà trị liệu hướng dẫn và thực hiện lại nó.
Khi người tham gia đã có những hiểu biết cơ bản về các chuyển động, các buổi trị liệu tiếp theo sẽ được thực hiện như sau (sẽ được mô tả kỹ hơn ở các ảnh).
- Khởi động (10 phút): Bài khởi động này sẽ tạo cơ hội cho mỗi người tham gia trải nghiệm nhận thức của người khác, tạo điều kiện thuận lợi để trở thành một phần của nhóm.

Những người tự kỷ sẽ cùng nhau đứng thành vòng tròn để họ có thể quan sát được tất cả các bạn trong lớp. Sau đó Nhà trị liệu sẽ thực hiện các động tác chuyển động để học sinh học theo. Người tự kỷ sẽ làm theo các chuyển động nhưng không nhất thiết là y hệt mà có thể thoải mái điều chỉnh chúng để có các chuyển động của riêng họ. Nhà trị liệu cũng có thể yêu cầu những người tham gia thực hiện một chuyển động và mọi người trong vòng sẽ tập theo chuyển động đó, lần lượt từ người đầu tiên đến người cuối cùng. Cách khởi động này sẽ tạo cơ hội cho mỗi người tham gia trải nghiệm nhận thức của người khác, tạo điều kiện thuận lợi để trở thành một phần của nhóm.
- Chuyển động loạn nhịp (15-20 phút): Bài tập này giúp khuyến khích những người tham gia trải nghiệm cảm giác được người khác bắt chước và khám phá các chuyển động của riêng họ trong môi trường học tập an toàn.

Sau khi khởi động, người tham gia được chia thành các nhóm 2 người. Sử dụng nguyên tắc ‘soi gương” trong bài tập này. Ba đoạn nhạc khác nhau thay đổi từ nhịp điệu nhanh đến chậm dần được bật. Trong bản nhạc đầu tiên, người A di chuyển và người B bắt chước theo. Nhiệm vụ của người B là bắt chước chuyển động một cách tự phát với những chuyển động được quan sát. Họ không cần bắt chước chuyển động một cách rập khuôn, chính xác mà chỉ cần cố gắng nắm bắt cảm giác của các chuyển động. Đối với bản nhạc thứ hai, người B đổi thành người “soi gương” và người A phản ánh lại các chuyển động của người B. Với đoạn nhạc thứ ba, cả hai người A và B được hướng dẫn nhảy theo ý muốn của họ nhưng vẫn giữ mối liên quan về chuyển động với nhau. Bài tập này giúp khuyến khích những người tham gia trải nghiệm cảm giác được người khác bắt chước và khám phá các chuyển động của riêng họ trong môi trường học tập an toàn.
- Vòng tròn Baum (20 phút): . Bài tập này giúp người tham gia được thể hiện các cảm xúc, đưa bước nhảy của riêng họ vào bài tập nhóm. Từ đó tạo điều kiện cho các mối quan hệ giao tiếp xã hội, về sự đồng cảm và cảm giác được nhóm chấp nhận, đánh giá cao.

Vòng tròn Baum (20 phút): Ở bài tập này, họ lại trở lại vòng tròn như khi khởi động. Lần này người tham gia sẽ chọn nhạc của riêng họ. Mỗi buổi tối đa 5 người tham gia tình nguyện là người dẫn đầu nhóm. Một người tham gia sẽ bật nhạc của họ rồi chuyển động cơ thể tự do và những người còn lại sẽ theo dõi và làm theo. Phương pháp này gọi là Vòng tròn Baum. Bài tập này giúp người tham gia được thể hiện các cảm xúc, đưa bước nhảy của riêng họ vào bài tập nhóm. Từ đó tạo điều kiện cho các mối quan hệ giao tiếp xã hội, về sự đồng cảm và cảm giác được nhóm chấp nhận, đánh giá cao.
- Xử lý bằng lời nói (10-15 phút): Lúc này những người tham gia được thoải mái thảo luận và suy ngẫm về những cảm xúc của họ trong suốt quá trình học. Điều này giúp người tự kỷ học cách thể hiện cảm xúc bằng lời nói, học cách đồng cảm và tạo nên cảm giác an toàn cho họ và đối tác trong nhóm của họ.

Lúc này những người tham gia được thoải mái thảo luận và suy ngẫm về những cảm xúc của họ trong suốt quá trình học. Họ sẽ được nói về các động tác họ thực hiện, cảm giác của họ trong quá trình sáng tạo bài nhảy và cảm nhận khi có người khác phản chiếu điệu nhảy của họ. Điều này giúp người tự kỷ học cách thể hiện cảm xúc bằng lời nói, học cách đồng cảm và tạo nên cảm giác an toàn cho họ và đối tác trong nhóm của họ.
Trong các buổi trị liệu, ở những buổi đầu có thể không đạt được như mong muốn bởi người tự kỷ gặp khó khăn trong việc tập trung nên sẽ khó ghi nhớ các động tác. Do đó nhà trị liệu hãy tạo cho người tham gia một môi trường an toàn và kiên trì hướng dẫn họ để họ cải thiện được sự tập trung và học được cách thể hiện cảm xúc của mình. Nếu ở mức độ khó hơn, hai người cùng nhóm có thể tạo những điệu nhảy của riêng họ và nhà trị liệu tạo các buổi thi nhảy có phần thưởng để kích thích sự sáng tạo và ghi nhớ của người tự kỷ..
Tài liệu tham khảo: epainassist.com/ psychologytoday.com
Mời bạn tham gia Group Thắp đèn xanh – Đồng hành cùng trẻ Tự kỷ để thảo luận, chia sẻ và đồng hành cùng các trẻ Tự kỷ!