Một số bài tập cải thiện hệ tiền đình

Hành vi: Đi đầu lệch sang một bên( yếu tố tác động rối loạn hệ tiền đình)

Bài tập 1

Bước 1: Đánh giá khả năng các lĩnh vực của trẻ đang dừng ở độ tuổi nào.

Bước 2: Áp dụng bài tập theo khả năng của trẻ

– Chống tay và đầu gối lên sàn, yêu cầu trẻ thăng bằng trên 2 chân và 1 tay, 2

tay và 1 chân, sau đó 1 tay và 1 chân.

– Làm dây xích đu ở ngoài trời, sử dụng cái lốp cũ hoặc vật gì đó hình đĩa (để

cho bé ngồi lên) trên xích đu. Yêu cầu trẻ nhún nhảy và quay theo nhiều vị trí

khác nhau như khi ngồi, ngả và uốn người ra sau.

– Để quyển sách trên đầu khi di chuyển
– Tiến, lùi bằng đầu ngón chân kết hợp mang vật nặng
– Đi bằng đầu ngón chân về phía trước hoặc đằng sau, mang đồ vật nặng.
– Chuẩn bị vài cái săm xe xếp theo đường thẳng. Cho trẻ đi chân trong chân
ngoài. 

Hành vi: Thăng bằng kém, dễ ngã, chạy hay va vào bàn, ghế

Bài tập :

Bước 1: Đánh giá khả năng các lĩnh vực của trẻ đang dừng ở độ tuổi nào.

Bước 2: Áp dụng bài tập theo khả năng của trẻ

– Cho trẻ di chuyển qua lớp học bằng nhiều cách: đi giật lùi, đi ngang, nhảy
lò cò, bò…
– Cho trẻ ngồi trên ghế chữ T hay bóng trị liệu
– Khuyến khích trẻ di chuyển đến nhiều hướng và bằng nhiều cách để phát
triển khả năng thăng bằng tĩnh và động

– Cho trẻ ngồi vào ghế xoay ngược tức là chân trẻ giạng ra và ngực thì tì vào
chỗ dựa lưng (phối hợp vận động)
– Cho trẻ cơ hội đi cà kheo
– Cho trẻ chơi nhảy ô lò cò

Hành vi: Không thể ngồi mà chỉ di chuyển động; Vô cùng khó chịu, bồn chồn khi phải ngồi; Hoặc các biểu hiện khác liên quan đến vận động quá mức

Bài tập:

– Cho trẻ ngồi trên ghế theo tư thế chân dạng sang hai bên, ngực tựa vào
lưng ghế.
– Cho trẻ vận động di chuyển theo nhiều hướng, nhiều tư thế để trẻ phát triển
khả năng thăng bằng động và tĩnh.
– Cho phép trẻ đứng khi làm việc
– Vạch 1 đường trên sàn, giả dụ là cầu thăng bằng, cho trẻ đi tiến, lùi chân nọ
tiếp chân kia, bước sang ngang, đi nhón chân.
– Khuyến khích trẻ ngồi ghế theo tư thế lưng thẳng, bàn chân để ngay ngắn
trên sàn.

Cho trẻ di chuyển trong lớp theo những cách như : đi giật lùi, đi sang 2
phía, nhảy lò cò và bò.
– Cho trẻ di chuyển theo những hướng khác nhau bằng những cách thức khác
nhau giúp phát triển thăng bằng động và tĩnh.
– Cho trẻ ngồi ghế chữ T hay bóng trị liệu (therapy ball)

Khuyến khích trẻ vận động bắt chước các con vật: VD : cua, gấu, ếch, đà

điểu, ếch, sâu đo

– Dùng bút chì hoặc đũa vẽ chữ trên đất nặn

– Cho trẻ chơi trò “chữ viết bí mật” ở trên bảng. Yêu cầu trẻ nhắm mắt lại,

cầm tay trẻ viết chữ, từ lên bảng sau đó cho trẻ đoán xem trẻ đã viết cái gì.

– Khi trẻ đứng, ngồi, hay nằm, khuyến khích trẻ đập, duỗi, vặn, quay, lắc

càng nhiều các bộ phận cơ thể càng tốt.

– Cho trẻ tạo ra các chữ cái bằng đất sét nặn hay dây tạo hình có thể uốn dẻo

được

– Bố trí bàn học ở cả phía trước và phía sau phòng để trẻ có thể di chuyển

khi thay đổi các hoạt động 

– Cho trẻ di chuyển theo những cách như : VD: đi giật lùi, đi sang

2 phía, nhảy lò cò và bò.

– Cho trẻ cử động đầu, vai, cánh tay, bàn tay hay thân thể trong khi ngồi hay

nằm

– Dạy trẻ lớn cách thư giãn bằng các bài tập yoga

– Bố trí đủ khoảng không gian trong phòng để trẻ tự do đi lại nhưng cũng

vừa đủ để duy trì trật tự và sự chú ý khi tham gia các hoạt động.

– Tạo nhiều cơ hội cho trẻ tự bày tỏ và thể hiện nhận thức của các bé về môi

trường xung quanh

Phối hợp vận động

– Lau xoá bảng

– Cắt các chất liệu : hồ dán, rơm, giấy ráp (giấy nhám), miếng gỗ sồi, dạ nỉ.

– Sử dụng máy đục lỗ để đột lỗ trên giấy bỏ đi

– Kẹp các tờ giấy lại với nhau sử dụng kẹp ghim có lò xo

– Để trẻ chơi với đất nặn (nặn, xoắn, véo) trước khi thực hiện các hoạt động

viết

Tự cảm thụ bản thân

– Định kỳ tác động bằng lực ấn sâu trên cơ thể các bé tăng động, hay mất tập

trung

– Cho trẻ ngồi trên ghế theo tư thế chân dạng sang hai bên, ngực tựa vào

lưng ghế.

– Cho trẻ chọn các tư thế khác nhau khi làm việc: VD: nằm bụng ép xuống

sàn nhà, cuộn trong góc nhà…

– Khuyến khích trẻ chơi trò tung bắt bóng, túi đậu với bạn cùng lứa.

– Cho trẻ đeo ba lô nặng ở sau lưng và giả vờ đi trốn ở đâu đó.

– Cho trẻ vặn xoắn bóng cao su hoặc miếng mút

– Dạy trẻ lớn cách thư giãn bằng các bài tập yoga

– Trẻ tham gia giúp di chuyển các đồ vật trong lớp học (bắt đầu bằng các đồ

vật nhỏ, nhẹ sau đó tăng dần lên)

– Khi đứng , ngồi, nằm khuyến khích trẻ đẩy và kéo sử dụng khuỷu tay, cánh

tay, bàn tay, thân.

– Cho chơi với đất nặn trước khi học viết.

– Cuốn dây chun xung quanh 2 chân trước của ghế ngồi để trẻ có thể dùng

chân đá vào.

– Thỉnh thoảng cho trẻ đeo găng tay nặng trong khi viết (cần có chỉ định của

trị liệu viên)

– Nên cho trẻ mặc quần áo chật, nặng, ôm vào người

– Cho trẻ đeo ba lô nặng

– Cho trẻ ngồi lên tay

– Cho trẻ làm động tác ép 2 bàn tay vào với nhau

– Cho trẻ dùng bút rung, để trải nghiệm việc tạo ra các hình vẽ ngộ nghĩnh.

– Khuyến khích trẻ mang trả sách thư viện

– Vào những thời điểm thích hợp đặt những vật nặng như: túi cát, túi đậu hay

gối ôm lên đùi trẻ.

– Hàng ngày thực hiện các bài tập tạo áp lực sâu như:

+ Di chuyển trọng lượng cơ thể trong khi ngồi từ bên này sang bên kia

+ Ép 2 tay vào nhau

+ Đưa 2 tay lên đầu rồi ấn xuống

+ Hai tay vắt chéo đặt lên vai

+ Đặt 2 tay lên 2 đầu gối và ấn xuống

+ Đặt tay lên khuỷu tay và ấn lên

+ Xoay vai và phần nửa trên cơ thể sang 2 phía

+ Nghiêng đầu nhịp nhàng sang 2 phía

+ Chải từ cẳng tay xuống bàn tay một cách chắc chắn.

– Cho trẻ nhai kẹo gôm, kẹo cao su và các dụng cụ nhai

Thăng bằng

– Cho trẻ ngồi trên ghế theo tư thế chân dạng sang hai bên, ngực tựa vào

lưng ghế.

– Cho trẻ vận động di chuyển theo nhiều hướng, nhiều tư thế để trẻ phát triển

khả năng thăng bằng động và tĩnh.

– Cho phép trẻ đứng khi làm việc

– Vạch 1 đường trên sàn, giả dụ là cầu thăng bằng, cho trẻ đi tiến, lùi chân nọ

tiếp chân kia, bước sang ngang, đi nhón chân.

– Khuyến khích trẻ ngồi ghế theo tư thế lưng thẳng, bàn chân để ngay ngắn

trên sàn.

Những gợi ý chung

– Hướng dẫn ngắn gọn, đơn giản

– Nếu trẻ gây lộn xộn mất trật tự, có thể hoạt động bạn đưa ra cho trẻ thực

hiện quá khó hiểu hoặc đòi hỏi nhiều kỹ năng trẻ chưa làm được hoặc có

quá nhiều luật lệ (trò chơi) hoặc quá nhiều hướng dẫn bằng lời.

– Không cố ép trẻ bằng việc kéo dài thời gian học. Dạy các bài mới, phức tạp

vào đầu giờ học khi trẻ còn tỉnh táo, tập trung

– Tạo môi trường  giúp trẻ bình tĩnh …..

– Đặt yêu cầu phù hợp với trẻ, không yêu cầu trẻ ngồi quá lâu (khi trẻ chưa

đạt được). Luôn nhớ rằng trẻ phải cố gắng rất nhiều để ngồi yên như vậy

trẻ có thể sẽ không đủ năng lượng để học bài, do đó hãy cho phép trẻ có

một chút biểu hiện bồn chồn, nhấp nhổm.

– Phần quan trọng của các hướng dẫn được truyền đạt tới trẻ theo cách 1 cô 1

trẻ, hoặc trong 1 nhóm nhỏ.

– Khích lệ, phần thưởng được đưa ra ngay lập tức để củng cố cho 1 hành vi

được mong đợi.

– Đa dạng hóa các hoạt động nhưng các hoạt động vẫn phải hướng tới 1 mục

tiêu mà trẻ đã được biết

– Tăng sự tập trung bằng cách bắt đầu bằng những khoảng thời gian học

ngắn sau đó tăng dần lên.

– Sắp xếp lớp học theo các hoạt động hàng ngày hoặc theo một trình tự nhất

định, trẻ sẽ cảm thấy yên tâm và thoải mái hơn nếu được biết trước cái gì

sẽ diễn ra tiếp theo.

– Nhắc hoặc áp dụng 1 cách thức tiếp cận nhất quán (không thay đổi) để giúp

trẻ bắt đầu 1 công việc.

– Sử dụng hình ảnh để giúp trẻ ghi nhớ tốt hơn.

– Tạo cho trẻ môi trường học an toàn và thoải mái. Các trải nghiệm phải đạt

được 1 cách tự nhiên không phải bằng cách đe dọa, ép buộc.

– Loại bỏ các đồ vật gây xao lãng trẻ

– Cho trẻ có những khoảng thời gian chơi tự do, không phải lúc nào cũng

kiểm soát trẻ.

– Can thiệp theo chương trình nhấn mạnh vào việc phát triển khả năng xã hội

tương xứng với cá nhân trẻ.

– Tập trung dạy các phần độc lập, riêng lẻ trước khi dạy toàn bộ 1 kỹ năng.

– Các lời giải thích phải chính xác và ngắn gọn.

– Khi giải thích bằng lời cho trẻ cần lưu ý mức độ nghe hiểu ngôn ngữ bằng

lời của trẻ tại thời điểm đó.

– Nhấn mạnh vào ngôn ngữ và hoạt động phát sinh trong khi thực hiện các

hoạt động.

– Các lệnh đưa ra phải ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu. Sau khi ra lệnh chờ hồi

đáp của trẻ, cho trẻ thời gian cần thiết để nghĩ trước khi hồi đáp.

– Bố trí khoảng không gian yên tĩnh để trẻ có thể học và làm bài tập cá nhân.

– Những hướng dẫn bằng lời phải rõ ràng, phát âm giọng chuẩn.

– Yêu cầu trẻ nhắc lại hướng dẫn trước khi trẻ thực hiện công việc để chắc

chắn rằng trẻ đã nghe rõ hướng dẫn.

– Thay đổi vị trí để bàn học xung quanh phòng.

– Sử dụng băng dính dưới sàn hoặc thảm trải sàn để chỉ dẫn chỗ ngồi cho trẻ.

– Thay đổi các hoạt động trước khi trẻ thấy

Lưu ý: Lựa chọn bài tập trong khả năng độ tuổi trẻ có thể thực hiện, không quá khó và cũng không dễ quá so với khả năng của trẻ. Khi thực hiện các bài tập nêu trên chúng ta cần chia nhỏ bài thành các giai đoạn khác nhau với những mục tiêu khác nhau. Đặc biệt cần theo dõi kiểm tra ngoài rối loạn hệ tiền đình trẻ có gặp các rối loạn khác không. Tránh trường hợp khi chúng ta cung cấp bài tập cải thiện hệ tiền đình nhưng lại là yếu tố gây kích thích mạnh với các giác quan khác.

Mời bạn tham gia Group Thắp đèn xanh – Đồng hành cùng trẻ Tự kỷ để thảo luận, chia sẻ và đồng hành cùng các trẻ Tự kỷ!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *