Khi bạn quan sát bọn trẻ chơi với nhau ở lớp học mẫu giáo hay trên sân trường, bọn trẻ có xu hướng làm những điều dễ sợ như đánh đu thật cao, đứng từ trên cao nhảy xuống, và chúng giả vờ làm nhiều thứ đáng sợ. Chúng ta thỉnh thoảng cũng hoảng hốt trước những trò đáng sợ bọn trẻ đang chơi. Có vẻ như để học được, nhớ được, thậm chí chú ý đến những thứ mới, bộ não cần một yếu tố cảm xúc nào đó thì mới tiếp thu nhanh chóng. Trẻ tự kỷ có xu hướng dễ bị quá tải cảm xúc hơn những trẻ khác, và tìm được những trò chơi có vừa đủ không quá nhiều cảm xúc cho những trẻ này là cả vấn đề . Tôi gọi dạng trò chơi thế này là ứng phó với nguy hiểm.
Trò ứng phó với nguy hiểm có thể là leo lên một chỗ cao, chỗ này dễ bị ngã xuống (nguy hiểm) nhưng bố mẹ sẽ làm sao để điều này không xảy ra (ứng phó). Trò chơi có thể là bố mẹ bị lạc (nguy hiểm) nhưng rồi lại dễ dàng tìm lại được đường (ứng phó). Những hoạt động đòi hỏi thể chất sẽ thu hút trẻ chơi lâu vì trẻ phải tìm cách vận dụng thể chất để ứng phó với một thế giới có thể toàn hiểm nguy. Tôi nhận thấy trẻ tự kỷ có thiên hướng tạo ra nhiều trò ứng phó với nguy hiểm kiểu này. Có lẽ trẻ cần vậy, bởi vì chúng đang trải nghiệm nhiều khó khăn với giác quan của mình, khiến cho việc học cách xoay sở để có được sự an toàn trong thế giới vật chất quanh mình càng thêm khó. Trẻ tự kỷ không mấy khi thử thách mình bằng những trò ứng phó nguy hiểm phải giao lưu, nhưng các cháu sẽ bắt nhịp và hào hứng chơi kiểu này khi có người chỉ cho một trò chơi hay. Trên đây là một trò ứng phó với nguy hiểm mà tôi rất thích, trò “Quái vật, Quái vật” mà tôi học được ở hội thảo RDI.
Nguồn: nuoicontuky
Mời bạn tham gia Group Thắp đèn xanh – Đồng hành cùng trẻ Tự kỷ để thảo luận, chia sẻ và đồng hành cùng các trẻ Tự kỷ nhé!