Theo Tiến sỹ, Bác sỹ Yee Kok Wah, MAPS – Chuyên gia trị liệu về Y sinh hàng đầu Malaysia, trước khi quyết định lựa chọn các phương án trị liệu cho trẻ tự kỷ, các bố mẹ cần biết về khái niệm “ phần cứng” và “ phần mềm”, ví dụ nếu bạn muốn điều tải 1 ứng dụng (phần mềm) về điện thoại, trước hết bạn cần có điện thoại hoạt động tốt đã.
- Trị liệu “Phần mềm- (software)” là việc trị liệu sẽ tập trung vào đào tạo các kỹ năng như ngôn ngữ, hành vi, trị liệu cơ năng, điều hòa cảm giác…
- Trị liệu “ Phần cứng – Hardware”: Là cần tập trung vào điều trị y sinh (biomedical) – nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đề y tế nội tại của cơ thể người tự kỷ như:
- Rối loạn, tổn thương về chức năng thần kinh trong quá trình thu nhận, dẫn truyền, xử lý thông tin thần kinh, ghi nhớ và lưu trữ thông tin của não bộ, hệ thống giác quan và hệ thống dẫn truyền thần kinh.
- Rối loạn chức năng chuyển hóa (vd. Chức năng ti thể..).
- Dị ứng thực phẩm và nhạy cảm thực phẩm
- Các vấn đề tiêu hóa: viêm ruột, rò rỉ ruột, tiêu chảy, táo bón…
- Mất cân bằng về dinh dưỡng trong cơ thể và não bộ.
- Chất độc đi vào cơ thể bao gồm kim loại nặng, hóa chất hữu cơ độc hại..
- Nhiễm khuẩn: nấm, vi khuẩn, vi rút..
- Rối loạn chức năng miễn dịch
- Các bệnh lý đi kèm khác: động kinh, rối loạn giấc ngủ…
Hầu hết hiện nay, mọi người sẽ tập trung vào trị liệu “ Phần mềm” mà quên mất “phần cứng” của cơ thể cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định hiệu quả, tính bền vững của các biện pháp can thiệp “phần mềm”. Vì vậy, để trẻ tự kỷ có thể hồi phục đồng đều và bền vững, cần chú trọng cả ‘phần cứng” và “ phần mềm”.
Để bắt đầu các chương trình điều trị cho trẻ tự kỷ, bố mẹ cần:
- Tìm chuyên gia đã được chuẩn hóa về chuyên môn đánh giá và chẩn đoán.
- Tham gia vào các hội nhóm cộng đồng hỗ trợ cha mẹ trẻ tự kỷ để được cung cấp những kiến thức, kinh nghiệm đồng hành cùng con từ phía các chuyên gia và các cha mẹ có kinh nghiệm khác.
- Tìm hiểu các phương pháp điều trị cả “ phần cứng” và “phần mềm”;
- Bắt đầu bằng việc kiểm soát chế độ ăn uống và trị liệu phần y tế – phần cứng;
- Tiếp tục làm việc với các chuyên gia trong trị liệu “phần mềm” như ngôn ngữ, ABA, trị liệu cơ năng OT, điều hòa giác quan…
- Giám sát tiến độ điều trị và tiến bộ của con thông qua phần mềm chấm điểm online ATEC
- Tiếp tục đọc, tìm hiểu, chia sẻ, thảo luận với các chuyên gia, bố mẹ khác trong cùng hội nhóm hỗ trợ cha mẹ trẻ tự kỷ về các các phương pháp điều trị mới;
- Luôn luôn là người điều tra ban đầu về các vấn đề của con bạn.
- Có cái nhìn cởi mở về việc áp dụng các biện pháp y tế và dùng thuốc an toàn trong điều trị cho con bạn.
- Tiếp tục làm việc với bác sỹ đang điều trị y sinh (biomedical doctor) của con bạn về tiến độ điều trị, gặp bác sỹ ít nhất 3 lần/năm;
Ai có thể trở thành bác sĩ Y sinh (biomedical doctor) cho con bạn?
- Các bác sĩ Y sinh (biomedical doctor) là người sẽ đưa ra cho bạn lời khuyên về kiểm soát ăn uống và các điều trị y tế cần thiết trong lần gặp đầu tiên tại các phòng khám chuyên về y sinh (biomedical clinic).
- Các bác sỹ Y sinh là các bác sỹ y khoa, đã được đào tạo bài bản về y khoa và các phương pháp trị liệu y khoa chuyên biệt cho trẻ tự kỷ bao gồm:
- Đánh giá các vấn đề y tế thông qua quan sát, đánh giá về các biểu hiện hành vi và các triệu chứng điển hình của trẻ tự kỷ;
- Thực hiện các xét nghiệm y tế cơ bản (xét nghiệm máu, phân, nước tiểu, tóc…) và chuyên sâu (điện não đồ EEG, cộng hưởng từ (MRI), đo hàm lượng chất dẫn truyền thần kinh, xét nghiệm di truyền…) để tìm ra các vấn đề bệnh lý về y tế trẻ mắc phải liên quan đến “ phần cứng”;
- Thực hiện các trị liệu về y học và kiểm soát dinh dưỡng (ví dụ chế độ ăn không gluten – casein…), thông qua các kết quả đánh giá trực tiếp và các xét nghiệm y học (cơ bản, chuyên sâu).
Các bác sĩ Y sinh được chuẩn hóa tốt nhất hiện nay trên thế giới là những Bác sỹ tốt nghiệp từ chương trình đào tạo bài bản, chuyên sâu trong nhiều năm của Hội nhi khoa Hoa kỳ về tự kỷ (MAPS- USA).
Giờ đây, các bố mẹ phụ huynh trẻ tự kỷ ở Việt Nam quan tâm đến các phương pháp trị liệu “ phần cứng” hoàn toàn có thể tham gia vào group cộng đồng “ Thắp đèn xanh – đồng hành cùng trẻ tự kỷ” để có cơ hội được kết nối trực tiếp với bác sỹ Yee Kok Wah, cố vấn cao cấp về Y khoa của cộng đồng. Bố mẹ quan tâm có thể tham gia cộng đồng theo link….hoặc QR code..
Mời bạn tham gia Group Thắp đèn xanh – Đồng hành cùng trẻ Tự kỷ để thảo luận, chia sẻ và đồng hành cùng các trẻ Tự kỷ nhé!
Nguồn tham khảo : WebMD