Những Căng Thẳng Lo Âu Thường Gặp Ở Các Gia Đình Có Con Tự Kỷ

1. Sức ép từ những người thân khác trong gia đình

Có lẽ những căng thẳng đến từ các thành viên trong gia đình bắt đầu từ trước khi bạn nghe tới từ “tự kỷ.” Khi những vấn đề hành vi của trẻ trở nên rõ ràng, mọi người trong gia đình bạn có thể bắt đầu đưa ra những lời khuyên và gợi ý. Và những lời khuyên đó còn tiếp tục sau khi trẻ nhận được chẩn đoán tự kỷ. Bạn cần nhớ rằng mọi người thực sự yêu quý và muốn giúp đỡ bạn và con bạn. Phần lớn sự căng thẳng đến từ những lời góp ý tích cực sẽ được giải tỏa nếu những người thân của bạn học cách hài hòa giữa những lời khuyên và những lời động viên chân thành. Ví dụ, “Em thật tuyệt vời khi thức suốt cả đêm trong mấy ngày liền. Anh/chị nghĩ rằng nếu em tăng nhiệt độ phòng lên một chút, cả hai mẹ con sẽ ngủ ngon hơn. Em đã vất vả quá, em xứng đáng một giấc ngủ trọn vẹn!” Bạn sẽ không cảm thấy bị tổn thương khi ai đó công nhận những nỗ lực và lòng tự trọng của bạn đồng thời với việc đưa ra lời khuyên.

2. Sức ép từ phía bác sỹ/chuyên gia

“Khi chồng tôi còn theo học trường y từ cuối những năm 1980, người ta nói rằng tự kỷ là một chứng hiếm gặp đến nỗi có lẽ anh ấy sẽ không bao giờ gặp một đứa trẻ tự kỷ nào trong suốt những năm hành nghề của mình. Người ta cũng không yêu cầu bác sĩ nhi khoa phải học về tự kỷ”. Ngày nay, chúng ta không còn gặp phải sự chần chừ trong việc chẩn đoán tự kỷ hay các rối loạn phát triển lan tỏa khác như thời kỳ trước. Tuy nhiên, để được điều trị – không chỉ tự kỷ mà những vấn đề sức khỏe liên quan khác cho trẻ – còn gặp nhiều trở ngại.

Tôi được nghe câu chuyện về một người bác sĩ điều trị cho một đứa trẻ tự kỷ liên tục tự cắn tay mình. Người bác sĩ này kiểm tra cổ họng của đứa trẻ và phát hiện rằng có những vết loét nơi acid trào ngược ra. Một đơn thuốc kháng acid đã giúp giải quyết vấn đề. Rất nhiều bác sĩ khác sẽ nói rằng cắn tay là một trong những biểu hiện của tự kỷ và sẽ kê đơn thuốc tâm thần. Những người bác sĩ như trong câu chuyện trên đã phân biệt những biểu hiện tự kỷ và những biểu hiện khi trẻ bị ốm hoặc có những vấn đề khác về sức khỏe mà trẻ không thể giao tiếp với người lớn, và chúng ta có thể hi vọng rằng sự quan tâm của ngành y đối với tự kỷ đang bước sang những trang mới.

3. Thời gian để nghỉ ngơi

Hãy dành thời gian ở bên ngoài và tạm thời rời xa những công việc ở nhà trong một thời gian. Hãy nhờ những người trong gia đình hay bạn bè giúp đỡ. Nói với họ “Em cần được nghỉ ngơi. Liệu anh/chị có thời gian giúp em đôi lúc được không?” Điều này sẽ biến câu hỏi “Anh/chị có thể giúp em không?” trở thành “Lúc nào anh/chị có thể giúp em?” Nếu gia đình và bạn bè không thể giúp đỡ bạn, hãy tìm đến những tổ chức xã hội. Một số tổ chức dành cho người khuyết tật hoặc chậm phát triển có quỹ tài trợ cho các chương trình chăm sóc tại nhà, và danh sách những người sẵn sàng trông trẻ có nhu cầu đặc biệt. Hãy hỏi mọi nơi, và chắc chắn bạn sẽ nhận được sự giúp đỡ.

Nguồn: Autism Society

Mời bạn tham gia Group Thắp đèn xanh – Đồng hành cùng trẻ Tự kỷ để thảo luận, chia sẻ và đồng hành cùng các trẻ Tự kỷ nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *