Những Điều Đang Xảy Ra Với Các Anh Chị Em Có Anh Chị Em Là Trẻ Tự Kỷ

Đúng vậy, đôi khi, mức độ stress của người có anh chị em bị tự kỷ có thể bị tăng lên nhiều lần. Trên thực tế, các nghiên cứu khoa học đã cho thấy rằng mức độ stress của họ cao hơn so với những người có anh chị em mắc những chứng bệnh khuyết tật khác. Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến điều này bao gồm:

  • Ngại ngùng: Khi tiếp xúc với bạn bè trang lứa, hành vi của trẻ tự kỷ đôi khi gây ra sự ngại ngùng. Anh chị em của trẻ thường tránh việc có bạn đến chơi nhà. Chúng thường tránh nói về tình trạng hoặc thậm chí là sự tồn tại của người anh/chị/ em bị tự kỷ của mình với bạn bè.
  • Đố kỵ. Trẻ tự kỷ thường chiếm nhiều thời gian, sức lực, và sự quan tâm của bố mẹ. Vì vậy, anh chị em của trẻ cảm thấy bị bỏ rơi, dễ trở nên bức xúc hoặc đố kỵ của trẻ bực bội vì không thể tiếp cận hay nhận được bất kỳ  phản ứng nào từ trẻ. Bức xúc. Trẻ tự kỷ gặp nhiều khó khăn trong việc giao tiếp. Vì vậy, anh chị em Một số người thích chơi cùng, an ủi, và bảo vệ trẻ tự kỷ thì có thể trở nên bực bội bởi họ không thể giao tiếp với trẻ.
  • Lạm dụng thể chất: Khả năng bộc lộ cảm xúc khi sợ hãi hay bức xúc của trẻ tự kỷ luôn bị hạn chế. Vì vậy, một số trẻ giải tỏa nỗi bức xúc này bằng cách trở nên hung hăng hơn. Anh/chị/em của trẻ thường là mục tiêu thuận lợi cho sự bộc lộ cảm xúc không đúng cách này. Mặc dù điều này hiếm khi là mối nguy hiểm cho anh chị em của trẻ nhưng đôi khi nó trở nên rất phiền phức.
  • Tự giác: Anh/chị/em của trẻ có thể trở nên nhạy cảm quá mức đối với những gánh nặng mà trẻ gây ra cho bố mẹ và chúng thường cố gắng bù đắp cho họ bằng chính hành động của mình. Nỗ lực trong việc cố gắng đền bù cho những khó khăn mà trẻ tự kỷ mang lại được thể hiện bằng việc người anh/chị/em của trẻ cố gắng trở nên ngoan ngoãn quá mức hoặc đạt được rất nhiều thành tích trong học tập hoặc thể thao. Tính kỷ luật tự áp đặt này dễ trở nên phi thực tế, đòi hỏi quá mức, hoặc bị lạm dụng.
  • Lo lắng cho cha mẹ: Trẻ em thường nhạy cảm và hay lo ngại đối với những hậu quả có thể xảy ra khi bố mẹ bị stress hoặc đau buồn. Chúng dễ trở nên lo lắng về sức khỏe, hạnh phúc, và sự lâu dài của cuộc hôn nhân của cha mẹ. Chúng thường tự vấn bản thân: “Không biết bố mẹ có cãi nhau nữa không nhỉ? Liệu bố mẹ có li dị không? Liệu điều này có làm cho bố bị đau tim không? Chuyện gì sẽ xảy ra với mình?”
  • Sợ hãi: Khi anh/chị/em của trẻ lớn lên, họ nhận thức được rằng trẻ cần rất nhiều sự quan tâm chăm sóc và giám sát. Họ cũng nhận ra rằng bố mẹ sẽ không thể chăm sóc người anh/chị/em tự kỷ của mình mãi mãi. Họ lo ngại rằng họ sẽ phải gánh vác trách nhiệm này hoặc cảm thấy tội lỗi vì họ không muốn trở thành người chăm sóc chính cho trẻ. Họ sợ hãi tương lai. “Ai sẽ chăm sóc em trai mình khi bố mẹ mất đi nhỉ? Liệu mình có phải lo cho em ấy không? Liệu mình có thể lập gia đình không nếu mình phải chăm lo cho em ấy? Không biết vợ mình sẽ nói gì về chuyện này nhỉ?”
  • Tội lỗi: Anh chị em của trẻ có thể phải đối mặt với cảm giác tội lỗi khi phải yêu cầu những điều dù trên thực tế rất hợp lý, ví dụ như đòi hỏi phần của họ về sự quan tâm chú ý của cha mẹ, thời gian riêng, tiền bạc, và thậm chí gợi ý một kì nghỉ gia đình mà không có trẻ.

Không phải anh chị em nào của trẻ tự kỷ cũng sẽ gặp phải những vấn đề này, nhưng cha mẹ và những người thân khác nên nhận thức được chúng và hành động khi cần thiết.

Cũng giống như cha mẹ, ông bà, cô, dì, chú, bác cũng có thể đau buồn vì sự thiệt thòi của đứa trẻ “bình thường” trong gia đình của trẻ tự kỷ dù họ đã lường trước được. Tương tự, họ cũng sẽ lo ngại về stress và những khó khăn mà họ thấy cha mẹ của trẻ đang gặp phải.

Rất nhiều người thân muốn giúp đỡ nhưng họ không biết phải làm như thế nào. Họ thường không có kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ tự kỷ và đôi khi những gì họ thấy có thể làm họ ngại ngần. Có thể họ không có đủ tâm huyết hay sức khỏe. Những hiệu quả tích cực thường thấy từ đồ ngọt, đồ chơi, những chuyến đi dã ngoại trong sở thú không được đánh giá cao hoặc bị bỏ qua. Điều này có thể dẫn đến việc cha mẹ trẻ trở nên bức xúc và chán nản khi họ cảm thấy rằng người thân không hiểu được hoàn cảnh của họ hoặc không giúp đỡ họ.

Sách: 100 Câu Hỏi Của Cha Mẹ Nuôi Con Tự Kỷ (100 Questions and Answers About Autism: Expert Advice from a Physician/Parent/ Caregiver) – Campion Quinn.

Mời bạn tham gia Group Thắp đèn xanh – Đồng hành cùng trẻ Tự kỷ để thảo luận, chia sẻ và đồng hành cùng các trẻ Tự kỷ nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *