Mục đích nói nhại của con
Để giúp con vượt qua giai đoạn nói nhại và phát triển ngôn ngữ linh hoạt hơn, trước hết cha mẹ cần hiểu được mục đích nói nhại của con ở từng tình huống là gì:
- Do con muốn hỏi xin gì đó? (Trẻ có thể nói “Bin đi chơi không”)
- Do con muốn giao tiếp với người đối diện (Mỗi khi mẹ đưa khen con làm tốt, con lại nói “Ôm yêu thương, thơm một cái ” vì có lần cô khen bạn cô sẽ nói “ ôm yêu thương ,thơm một cái” và các bạn được cô khen, cô ôm các bạn rất vui)
- Do con muốn thu hút sự chú ý (Nếu mẹ thường nói “nhìn vào đây” khi muốn con chú ý, con sẽ lặp lại câu này bất kể khi nào con muốn mọi người chú ý)
- Do con thể hiện sự phản đối (khi con nũng nịu, ba hỏi “con không muốn ăn sườn à?” Con đáp lại y chang “con không muốn ăn sườn à” có thể chính là vì con muốn nói “con không muốn ăn sườn”)- Không Để giúp con vượt qua giai đoạn nói nhại và phát triển ngôn ngữ linh hoạt hơn, trước hết cha mẹ cần hiểu được mục đích nói nhại của con ở từng tình huống là gì:
- Do con muốn hỏi xin gì đó? (Trẻ có thể nói “Con muốn ăn bánh không?” để hỏi xin bánh quy)
- Do con muốn giao tiếp với người đối diện (Mỗi khi mẹ đưa bánh chocopie cho con, con lại nói “ngọt ngào hơn cả sô-cô-la” vì có lần cô giáo mầm non cho các bạn liên hoan ăn bánh chocopie và cô nói câu này mà các bạn đều rất thích)
- Do con muốn thu hút sự chú ý (Nếu mẹ thường nói “nhìn vào đây” khi muốn con chú ý, con sẽ lắp lại câu này bất kể khi nào con muốn mọi người chú ý)
- Để trả lời con đồng ý (chẳng hạn con đáp lại “con ăn sữa chua không?” ngay sau khi mẹ hỏi có thể mang ý nghĩa con muốn sữa chua)
- Đôi khi con chỉ nói nhại khi con bị căng thẳng và muốn bình tĩnh lại hay cần cảm giác tự kích thích. (con có thể đi lòng vòng, vừa đi vừa nhại những gì con thuộc nằm lòng)
Điều này đòi hỏi cha mẹ kỹ năng quan sát và lắng nghe tỉ mỉ để phân tích ý nghĩa câu nói nhại của con!
Đưa ra một mẫu câu chuẩn để con học
Sau khi đã hiểu được mục đích đằng sau câu nói nhại của con là gì. Cha mẹ có thể bắt đầu dạy con cách nói phù hợp hơn, trên nguyên tắc: ĐƯA RA MỘT MẪU CÂU CHUẨN ĐỂ CON HỌC:
Cha mẹ thường hỏi “Con uống nước không?” → Con lặp lại y hệt thay vì nói “Có”.
Từ lần sau, mỗi khi thấy con có vẻ khát nước và muốn uống, cha mẹ “mớm” cho con câu nói “Con muốn nước”/ “Uống nước” để con học cách nói yêu cầu từ vị trí của con và đúng ngữ cảnh
Sau nhiều lần con nhại “uống nước” và được uống, con sẽ hiểu ý nghĩa câu nói và vận dụng đúng hoàn cảnh (khi con khát).
Để trả lời con đồng ý (chẳng hạn con đáp lại “con ăn sữa chua không?” ngay sau khi mẹ hỏi có thể mang ý nghĩa con muốn sữa chua)- Có
Đôi khi con chỉ nói nhại khi con bị căng thẳng và muốn bình tĩnh lại hay cần cảm giác tự kích thích (con có thể đi lòng vòng, vừa đi vừa nhại những gì con thuộc nằm lòng)
Điều này đòi hỏi cha mẹ kỹ năng quan sát và lắng nghe tỉ mỉ để phân tích ý nghĩa câu nói nhại của con!
Kiểm tra mức độ ngôn ngữ hiểu so với mức độ ngôn ngữ nói của trẻ
Trong trường hợp mức độ ngôn ngữ hiểu thấp hơn mức độ ngôn ngữ nói thì bố mẹ và thầy cô cần tách nhỏ nhóm lượng từ và giải thích nghĩa tương ứng với cụm từ trẻ nói hoặc cụm từ chúng ta cung cấp cho trẻ.
Khi dạy ngôn ngữ cho trẻ một vấn đề cha mẹ, thầy cô và nhà chuyên môn cần lưu ý: Đưa các thông tin ngắn gọn dễ hiểu, đồng thời ưu tiên sử dụng câu khẳng định thay vì sử dụng các câu phủ định, nghi vấn .
Ví dụ: Khi trẻ muốn uống nước, thay vì hỏi trẻ : “Con muốn uống nước không?”, chúng ta sẽ đổi thành “ Con muốn nước/ con muốn uống nước/ uống nước/ nước”
Một số hướng dẫn cách đặt câu hỏi khi con có tật nói nhại:
Cách 1: Khi đặt câu hỏi, cha mẹ sẽ nói rất nhanh và nói với giọng nhỏ cho câu hỏi “Xe gì đây” và nói to, rõ ràng câu trả lời “Ô tô” để con có thể vuốt đuôi câu trả lời. Cha mẹ cũng có thể đặt câu hỏi “Xe gì đây?” và mớm lời luôn giúp con “Ô”, để con trả lời “Ô tô”.
Cách 2: Cha mẹ sẽ thay đổi cách hỏi, như “Đây là xe gì? Xe ô tô”, vì khả năng nhớ của con chỉ có thể nói được 3-4 từ nên con sẽ nói “Xe ô tô” là câu trả lời luôn. Hoặc khi hỏi câu hỏi “Xe gì đây?”, cha mẹ chỉ vào bản thân mình, còn trả lời “Xe ô tô hoặc ô tô” thì chỉ vào con, như vậy sẽ giúp con phân biệt được khi nào là đến lượt con nói.
Cách 3: Trong buổi dạy con nên rủ thêm một người nữa để ngồi học cùng con, mẹ sẽ hỏi con, người học hỏi cùng một câu hỏi để trẻ bắt chước người học cùng trả lời.
Chúc các con có nhiều tiến bộ !