Khái niệm: TEACCH là một phương pháp được thiết kế để hướng dẫn các kỹ năng mới trong tình huống một thầy một trò, các kĩ năng hiện tại được thực hành trong một tình huống độc lập và các cơ hội tương tác xã hội diễn ra trong hoạt động nhóm.
Bản chất của TEACCH là quá trình dạy học có cấu trúc. Là cách thức thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học theo khuôn khổ, trình tự loogic và ổn định.
Phương pháp TEACCH hướng đến việc thiết kế một hệ thống dạy học có cấu trúc. Trong đó, tạo tối đa những gì có thể tiếp thu bằng kênh thị giác.
Cách dạy bao gồm: chương trình, tổ chức phòng lớp và vật liệu, sự hướng dẫn đơn giản, rõ rệt.
Yêu cầu của việc sử dụng Teacch
Về CSVC: Phòng học đủ rộng ( ít nhất 30m2) để chia các góc học tập riêng biệt, không gian thoáng mát. Chia góc với các phòng học lớn, có góc học tập cá nhân cho trẻ, có khu vực đề đồ dùng cá nhân… Đảm bảo sự yên tĩnh, không có nhiều yếu tố gây nhiễu. Đồ dùng học tập đa dạng phong phú, tranh ảnh, biểu tượng, tủ các loại, hộp, rổ đựng đồ dùng,… phù hợp với phương pháp TEACCH.
Về thời gian: Yêu cầu trẻ cần được can thiệp cả hoạt động nhóm và tiết cá nhân cần ít nhất 25 giờ/ 1 tuần. Trong đó, thời gian can thiệp cá nhân dành cho mỗi trẻ từ 6-12 giờ.
Về chuyên môn: Giáo viên cần được trang bị kiến thức và kĩ năng sử dụng phương pháp TEACCH một cách nghiêm túc về tài liệu, tổ hức tập huấn, hướng dẫn thực hiện.
Về cách tổ chức các hoạt động: Giáo viên cần cấu trúc hoạt động môi trường vật chất cả phòng học nhóm và phòng học cá nhân. Trẻ cần được xây dựng lịch bằng hình ảnh để sử dụng trong tất cả các giờ học và sinh hoạt cá nhân tại nhà và nhà trường.
Ưu điểm và hạn chế của phương pháp TEACCH
Ưu điểm
TEACCH tập trung vào từng điểm mạnh của trẻ. Việc dự báo trước về môi trường sẽ giúp trẻ giảm thiểu lo âu và tập trung tối đa vào công việc.
Nhược điểm
TEACCH làm hạn chế sự ra quyết định và sáng tạo của trẻ.
Là phương pháp cũng khá gò bó vì phải tập trung vào những đồ dùng phục vụ cho công tác tổ chức, và cần nhiều nhân lực thực hiện.
Phương pháp PECS
Khái niệm: PECS là phương pháp hỗ trợ cho ngôn ngữ trong giao tiếp và góp phần hình thành ngôn ngữ cho trẻ ASD và được coi là một công cụ hết sức quan trọng trong can thiệp giáo dục sớm cho trẻ ASD.
Hình thức: Trẻ được dạy sử dụng tranh, ảnh các đồ vật/ đồ chơi mà trẻ yêu thích. Khi trẻ muốn một món đồ chơi nào đó, trẻ có thể lựa chọn ra bức tranh mô phỏng món đồ chơi đó và đưa cho đối tượng giao tiếp ( cha mẹ, giáo viên, bạn cùng chơi,…) . Đối tượng giao tiếp sau đó sẽ đưa cho trẻ món đồ mà trẻ mong muốn. Sự trao đổi này sẽ củng cố quan hệ giao tiếp giữa hai chủ thể. PECS cũng được sử dụng để giúp trẻ có thể đưa ra nhận xét về một sự vật hiện tượng mà trẻ nhìn thấy hoặc nghe thấy từ môi trường xung quanh.
Giai đoạn của PECS
Giai đoạn 1: Giao tiếp như thế nào?
Giai đoạn 2: Khoảng cách và kiên trì
Giai đoạn 3: Phân biệt tranh
Giai đoạn 4: Nguyên câu
Giai đoạn 5: Trả lời câu: “ con muốn gì ?”
Giai đoạn 6: Bình luận
Ưu điểm và hạn chế của phương pháp PECS
Ưu điểm:
Rõ ràng, có chủ ý, trẻ chủ động, phát triển giao tiếp chức năng nhanh, có thể mở rộng trình độ giao tiếp, phát triển lời nói
Nhược điểm
Cần nhiều thời gian chuẩn bị tài liệu và hình ảnh, chỉ tập trung vào khả năng giao tiếp mà bỏ qua các lĩnh vực phát triển khác.
Phương pháp phân thích hành vi ứng dụng ABA
Khái niệm: Phân tích hành vi ứng dụng là một quá trình vận dụng các nguyên tắc về hành vi đã được chứng minh để cải thiện những hành vi cụ thể, đồng thời đo đạc xem liệu những thay đổi đã nêu có thực sự ý nghĩa đối với quá trình vận dụng hay không.
Mục tiêu: ABA giúp mỗi trẻ hình thành các kĩ năng cơ bản, giúp trẻ sống độc lập và thành công ở mức có thể
Các bước tiến hành:
Đánh giá: Ngay khi bắt đầu chương trình can thiệp trẻ sẽ được đánh giá ban đầu để kiểm tra các kĩ năng trẻ đạt hay chưa đạt được. Xác định điểm mạnh, điểm yếu của trẻ.
Lựa chọn các mục tiêu: Mục tiêu can thiệp đối với từng cá nhân dựa trên kết quả đánh giá ban đầu.
Nội dung can thiệp:
Tự chăm sóc
Lời nói và ngôn ngữ
Hành vi
Kĩ năng ứng xử xã hội.
Nguyên tắc can thiệp
Tiếp cận cá nhân: Cung cấp các chương trình can thiệp dựa trên khả năng và nhu cầu của từng trẻ ASD
Tương tác tích cực: Ưu tiên lựa chọn các hoạt động trẻ yêu thích và những nỗ lực giao tiếp của trẻ
Động cơ: Sử dụng những vật liệu, đồ chơi quen thuộc để khuyến khích và củng cố phù hợp
Thành công: Được tăng cường thông qua việc củng cố những hành vi gần giống với hành vi mục tiêu và giảm dần gợi ý
Sự tham gia của cha mẹ: cha mẹ trẻ được khuyến khích tham gia vào các khóa đào tạo để cùng tạo một môi trường tốt cho trẻ.
Học các kĩ năng: học để hiểu ngôn ngữ và nói, được xem là nền tảng phát triển kĩ năng xã hội; Bắt chước là yếu tố quyết định, cho phép trẻ học thông qua quan sát các trẻ khác hoặc người lớn; tương tác xã hội và chơi tương tác là yếu tố quan trọng trong quá trình can thiệp.
Thời gian và độ tuổi can thiệp
ABA được tiến hành qua dạy trực tiếp cá nhân một cách chuyên sâu và cường độ cao với 35-40 giờ/ 1 tuần ở trường và ở nhà.
Phương pháp can thiệp can thiệp này bắt đầu từ sớm và tốt nhất là trước 3 tuổi và tiếp tục ít nhất 2 năm sau.
Sự tham gia của cha mẹ trẻ là thành tố chính của chương trình, cha mẹ được tập huấn cùng với nhà trị liệu khoảng 4 giờ một tuần để có thể tiến hành can thiệp ở nhà và ở cộng đồng.
Phương pháp can thiệp bắt đầu bằng việc sử dụng các lần thử riêng biệt cụ thể hướng dẫn các kĩ năng đơn giản và tiếp tục với các kĩ năng ở mức độ phức tạp hơn.
Ưu điểm và hạn chế của ABA
Ưu điểm
Có kết quả nhất quán khi dạy những kĩ năng và hành vi mới cho trẻ ASD.
Cách dạy rõ ràng
Chia nhỏ nhiệm vụ
Hiệu quả để dạy trẻ ở các kĩ năng có thể áp dụng ở mọi tình huống, mọi nơi: ở nhà, nhà trường, ở chợ, cửa hàng, trên xe, vào giờ ăn cơm, giờ chơi,…
Nhược điểm
Cần nhiều thời gian (35- 40 giờ/ tuần)
Ảnh hưởng đến thời gian của gia đình
Đòi hỏi kĩ thuật cao
ABA đòi hỏi mất nhiều thời gian và kinh phí. Chính vì vậy, chưa phù hợp với đại đa số với gia đình trẻ ở Việt Nam.
Phương pháp Floortime / DIR
Khái niệm: DIR là khung chương trình toàn diện giúp cha mẹ trẻ và nhà giáo dục tiến hành đánh giá và xây dựng một chương trình can thiệp phù hợp với những điểm mạnh, hạn chế của trẻ ASD và những trẻ có khiếm khuyết về mặt phát triển
Mục tiêu: Là nhằm xây đắp những “nền móng vững chắc” hình thành các năng lực trí tuệ, tình cảm và xã hội hơn là nhằm chú trọng vào các kĩ năng và hành vi riêng lẻ.
Ưu điểm và hạn chế của phương pháp PECS
Ưu điểm
Là hướng tiếp cận khuyến khích sự tham gia của cha mẹ trẻ trong can thiệp cho trẻ, tạo cho trẻ thói quen tương tác nhiều hơn, quan tâm đến cảm xúc- một trong những khó khăn điển hình của trẻ ASD.
Nhược điểm
Đòi hỏi kinh nghiệm làm việc
Thời gian can thiệp mất nhiều thời gian, nhiều kỹ năng
Tiến trình can thiệp đôi khi không như mình mong muốn
Phương pháp tâm vận động
Khái niệm: Là một phương pháp can thiệp thuộc lĩnh vực tâm lý và giáo dục, nhằm giúp trẻ phát triển một cách đồng bộ trong mọi lĩnh vực đời sống của con người. Tâm vận động là một phương pháp tác động qua vận động cơ thể giúp trẻ biểu lộ cảm xúc đồng thời qua vui chơi giúp trẻ phát triển các yếu tố hình thành nhân cách của trẻ như: yếu tố về vận động, cơ thể, tâm sinh lý, giao tiếp xã hội và nhận thức. Nhấn mạnh vai trò của những hành vi hoặc tác phong vận động.
Mục tiêu: Là phát triển các kĩ năng: vận động thô, vận động tinh, ngôn ngữ giao tiếp, giác quan, tư duy, nhận thức.
Đặc điểm: Nhằm thiết lập quan hện tiếp xúc và trao đổi với người khác, trẻ bắt đầu sử dụng cơ thể của mình.
Phương Pháp Trị Liệu Y- Sinh
Sử dụng hóa dược
Không có thuốc đặc hiệu nào là hiệu quả với các triệu chứng chính của rối loạn tự kỉ. Một số tác dụng trong việc giảm bớt tăng động, ám ảnh cà các hành vi cưỡng bức, cáu kỉnh, giận dữ và hành vi tự gây tổn thương.
Các phương pháp điều trị bằng thuốc đã phần nào cho thấy hiệu quả trong việc điều trị một số vấn đề hành vi ở trẻ.
Ăn kiêng
Có giả thuyết cho rằng trẻ em rối loạn phổ tự kỉ là do các em bị rối loạn một số tuyến nội tiết trong cơ thể, thiếu sinh tố và bị dị ứng với một số chất từ bên ngoài đưa vào cơ thể.
Trẻ tự kỉ cần được kiểm soát chặt chẽ các thành phần hóa học cung cấp vào trong cơ thể. Các chất cần được lưu ý là các sản phẩm làm từ sữa, đường, bột mì,…
Bấm huyệt
Bấm huyệt là một phương pháp xoa bóp bao gồm việc tạo áp lực khác nhau lên bàn chân, bàn tay và tai với sự trợ giúp của dụng cụ bất kì.
Mục đích là điều chỉnh các rối loạn chức năng, tạo hưng phấn, duy trì sức khỏe và điều trị một số bệnh đặc thù.
Trị liệu tế bào gốc
Ô- xi cao áp
Ô-xi cao áp là một điều trị y học trong đó bệnh nhân được đặt trong môi trường ô-xi tinh khiết gần như 100% với áp lực lớn hơn 1,4 atmosphere.
Ô- xi cao áp có tác dụng điều trị và điều dưỡng. HBO có hai tác dụng làm giảm kích thước những bóng khí gặp trong các bệnh tắc mạch như bệnh giảm áp, hoại thư hay gia tăng ô-xi trong tất cả các mô trong cơ thể.
Nhóm Phương Pháp Thông Thường
Phương pháp dùng lời nói
Dùng lời nói, lời kể diễn cảm, câu hỏi gợi mở được sử dụng phù hợp cùng với các cử chỉ, điệu bộ nhằm khuyến khích trẻ tập nói và giao tiếp với đồ vật, với mọi người xung quanh.
Tạo tình huống thích hợp để bộc lộ ý muốn, chia sẻ những cảm xúc với người khác bằng lời nói và hành động cụ thể
Phương pháp trực quan minh họa
Dùng các phương tiện trực quan ( vật thật, đồ chơi, tranh ảnh, phim ảnh,..) hành động mẫu ( lời nói và cử chỉ) cho trẻ quan sát, nói, làm theo, rèn luyện sự nhạy cảm của các giác quan ( nhìn, nghe, ngửi, sờ mó, nếm,..)
Phương pháp thực hành
Sử dụng các đồ vật, dụng cụ đơn giản phù hợp với mục đích và nội dung giáo dục. Trẻ cùng làm theo và thao tác với đồ vật như: sờ mó, cầm nắm, lắc, mở, đóng, chồng lên, và phối hợp vận động với các giác quan.
Trò chơi: Sử dụng các yếu tố chơi, các trò chơi thích hợp để kích thích trẻ hoạt động, mở rộng hiểu biết về môi trường xung quanh và phát triển lời nói
Luyện tập: Cho trẻ thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần các câu hỏi, động tác, hành vi, cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung, yêu cầu giáo dục và hứng thú của trẻ.
Phương pháp nêu tình huống có vấn đề
Là đưa ra các tình huống cụ thể nhằm kích thích trẻ tìm tòi, suy nghĩ dựa trên vốn kinh nghiệm để giải quyết vấn đề đặt ra.
Phương pháp đánh giá, nêu gương
Người lớn tỏ thái độ đồng tình, khích lệ những việc làm, hành vi, lời nói tốt của trẻ. Ở lứa tuổi nhỏ, khen, nêu gương và khích lệ trẻ làm được những việc tốt là chủ yếu, có thể khen chê khi cần thiết. Không lạm dụng mức độ thưởng phạt.