RỐI LOẠN ĂN UỐNG Ở TRẺ TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý
Trẻ tăng động giảm chú ý (ADHD) có những hành vi lặp lại hoặc chỉ giới hạn sở thích trong một phạm vi nhất định. Do đó, trẻ thường có các xu hướng rối loạn ăn uống như: Kén chọn thức ăn, không ăn thức ăn cứng, ăn uống vô độ…. Vậy, tại sao trẻ ADHD lại có những rối loạn ăn uống? Mối liên quan giữa ADHD và rối loạn ăn uống là gì? Hãy cùng chuyên gia giải đáp trong bài viết dưới đây ba mẹ nhé!
Tình trạng ăn uống của trẻ ADHD
Tỷ lệ trẻ ADHD gặp vấn đề về ăn uống cao hơn so với trẻ phát triển bình thường cùng lứa tuổi (53,1%). Với các biểu hiện chính là ăn uống kén chọn, có xu hướng ưa thích thức ăn chứa nhiều đường và chất béo (loại thức ăn chủ yếu là ngũ cốc, cấu trúc thức ăn thấp, mùi vị thức ăn) và các rối loạn hành vi trong bữa ăn (ăn quá chậm, nuốt chửng hầu như không nhai, ăn miếng thức ăn kích thước lớn, la hét, đẩy ném đồ ăn).
Triệu chứng của rối loạn ăn uống ở trẻ tăng động
- Tăng hoặc giảm cân đột ngột: Một trong những triệu chứng đáng chú ý của rối loạn ăn uống ở trẻ tăng động là sự biến đổi về cân nặng. Trẻ có thể trở nên quá nặng hoặc quá gầy trong một khoảng thời gian ngắn.
- Thay đổi về tâm trạng: Trẻ có thể thay đổi tâm trạng thường xuyên, có thể trở nên khó chịu, lo lắng hoặc tỏ ra tức giận nhanh chóng.
- Sự tập trung kém: Rối loạn ăn uống có thể gây ra sự kém tập trung, làm ảnh hưởng đến hiệu suất học tập và các hoạt động khác của trẻ.
Nguyên nhân rối loạn ăn uống ở trẻ ADHD
Tình trạng rối loạn ăn uống ở trẻ ADHD được giải thích do những nhạy cảm và khác biệt trong xử lý cảm giác của trẻ. Bên cạnh đó, trẻ thường có xu hướng cảm thấy mệt mỏi khi phải nhai những loại thức ăn như thịt, rau, thực phẩm cứng,… Trẻ vô cùng nhạy cảm trước thành phần, kết cấu, mùi vị, màu sắc của thức ăn. Chính vì vậy, trẻ thường chỉ ăn những thực phẩm mềm, cắt nhỏ, băm nhỏ hay chỉ ăn một số loại thực phẩm nhất định.
Khả năng tập trung kém: Trẻ ADHD thường gặp khó khăn trong việc tập trung và kiểm soát hành vi. Điều này có thể dẫn đến việc trẻ không chú ý đến việc ăn uống, bỏ bữa hoặc tiêu thụ thức ăn một cách không cân đối.
Yếu tố di truyền: Rối loạn ăn uống có thể có liên quan đến yếu tố di truyền. Nếu có người trong gia đình có tiền sử về rối loạn ăn uống hoặc ADHD, trẻ có nguy cơ cao hơn.
Tình trạng tâm lý: Các cảm xúc như căng thẳng, lo âu hoặc tức giận ảnh hưởng đến tình trạng ăn uống. Trẻ ADHD có thể tìm kiếm thoải mái trong thức ăn để giảm bớt căng thẳng hoặc tạo ra một cảm giác kiểm soát.
Thói quen ăn uống không lành mạnh: Môi trường gia đình và xã hội có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của trẻ. Thực phẩm có nhiều đường và chất béo thường hấp dẫn hơn và có thể dẫn đến sự lệ thuộc vào thức ăn không lành mạnh.
Thuốc điều trị ADHD: Một số loại thuốc điều trị ADHD có thể ảnh hưởng đến vị giác và ứng dụng của trẻ đối với thức ăn. Nó có thể làm giảm cảm giác thèm ăn hoặc làm thay đổi khẩu vị của trẻ.
Khó khăn trong việc nhận biết cảm giác no: Trẻ ADHD thường gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch và kiểm soát hành vi. Điều này có thể dẫn đến việc ăn uống không có lịch trình và tuân thủ.
Ảnh hưởng xã hôi: Áp lực từ bạn bè, trường học và xã hội có thể ảnh hưởng đến tình trạng ăn uống của trẻ ADHD, khiến trẻ cảm thấy bị áp lực và khó chấp nhận về ngoại hình.
Hậu quả của rối loạn ăn uống ở trẻ ADHD
Trẻ kén chọn thức ăn sẽ dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng, không cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động trong ngày, vì vậy trẻ luôn thấy mệt mỏi, không thể tập trung và giảm khả năng học tập. Chúng ta đều biết dinh dưỡng là một yếu tố quyết định sự phát triển của trẻ, trẻ biếng ăn sẽ thiếu 1 hoặc nhiều chất quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động của bộ não như protein, omega 3, omega 6, DHA, sắt, taurin, chất béo… đây đều là những chất tác động đến hoạt động của não.
Trẻ biếng ăn cũng ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất, chậm tăng cân, thậm chí là suy dinh dưỡng, từ đó làm giảm sức đề kháng khiến trẻ dễ dàng mắc bệnh (bệnh về đường tiêu hóa, bệnh hô hấp như: viêm họng, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi…).
Trào ngược axit dạ dày là một rối loạn phổ biến, tác động tiêu cực đến hành vi của trẻ ADHD, làm tăng các hành vi tăng động, khiến trẻ khó kiểm soát được cảm xúc, bực tức khó chịu hoặc quấy khóc liên tục.
Trẻ AHD biếng ăn lâu ngày còn có thể bị táo bón, từ đó dẫn đến việc ăn uống ngày càng trở nên khó khăn do trẻ luôn thấy no hoặc luôn thấy đau bụng.
Chỉ số cảm xúc (EQ) ở trẻ càng cao thì trẻ càng phát triển về khả năng giao tiếp, khả năng diễn đạt, hòa đồng với bạn bè, thích ứng nhanh với sự thay đổi, đây chính là nền tảng tốt giúp trẻ hoàn thiện nhân cách, kỹ năng trong tương lai. Tuy nhiên trẻ ADHA rối loạn ăn uống thường có EQ thấp, có xu hướng thụ động, cáu gắt, khó hòa nhập, mất tập trung và khó tiếp thu kiến thức
Giải pháp cho trẻ ADHD rối loạn ăn uống
Để cải thiện các rối loạn ăn uống cho trẻ, ba mẹ cần tìm đến sự chẩn đoán và tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng chuyên khoa về dinh dưỡng cho trẻ đặc biệt. Bên cạnh đó, ba mẹ cần thay đổi hành vi từ nhỏ nhất, thay đổi trong từng bữa ăn hàng ngày. Ba mẹ có thể tham khảo những cách sau đây:
- Phối hợp màu sắc, mùi vị, kết cấu của món ăn sao cho đa dạng, phù hợp với sở thích của trẻ những cần đảm bảo đầy đủ và cân bằng dưỡng chất
- Tìm hiểu và ghi nhớ những sở thích về thực phẩm của con
- Khi tâm lý của trẻ tự kỷ trở nên thoải mái và vui vẻ sẽ khiến các men tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, giúp trẻ có cảm giác ngon miệng hơn, do đó cha mẹ nên tạo điều kiện cho bé thư giãn, làm mẫu để trẻ làm theo, giúp trẻ tự tạo được cảm giác thèm ăn.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và nhóm vitamin, khoáng: Chú trọng Kẽm – kích thích ngon miệng ở trẻ
- Tìm sự hỗ trợ từ các chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe tâm lý và dinh dưỡng. Họ có thể giúp bạn đánh giá tình hình và đề xuất các biện pháp điều trị phù hợp.
- Thúc đẩy hoạt động thể chất, khuyến khích trẻ tham gia vào hoạt động thể chất để giảm căng thẳng và tăng cường tập trung.
Kết luận
Rối loạn ăn uống ở trẻ tăng động giảm chú ý là một thách thức đáng kể đối với các gia đình và người chăm sóc trẻ. Tình trạng này có thể ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe của trẻ mà còn đến khả năng học tập và phát triển xã hội. Tuy nhiên, bằng cách hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng của rối loạn ăn uống ở trẻ tăng động, chúng ta có thể thực hiện các biện pháp hiệu quả để quản lý và giải quyết vấn đề này.
Việc tạo ra một môi trường ăn uống lành mạnh tại gia đình, hỗ trợ tâm lý và tập trung, cùng với sự hỗ trợ từ các chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe và dinh dưỡng, có thể giúp trẻ vượt qua rối loạn ăn uống và phát triển một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc.
Chúng ta cần lưu ý rằng mỗi trẻ là một cá nhân riêng biệt và có những yêu cầu và cách tiếp cận riêng. Việc thấu hiểu và hỗ trợ trẻ trong việc vượt qua rối loạn ăn uống là quan trọng và nó có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong cuộc sống của họ.