Rối loạn ăn uống ở trẻ tự kỷ

Trẻ mắc chứng tự kỷ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Đa số các phụ huynh khi biết con mình mắc chứng tự kỷ đã rơi vào tâm trạng tuyệt vọng và không biết bắt đầu từ đâu, hành động như thế nào để phù hợp với con.

Làm cha mẹ là điều thiêng liêng và hạnh phúc trong cuộc đời của mỗi con người. Can thiệp tự kỷ là một quá trình lâu dài, không có hạn định về thời gian. Vì vậy, điều quan trọng là sự quyết tâm, kiên trì, tin tưởng, yêu thương và sự đồng hành của cha mẹ với trẻ.

Tự kỷ là một tập hợp các rối loạn phát triển lan tỏa ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng, khởi phát sớm từ khi trẻ trước 3 tuổi và diễn biến kéo dài. Những năm gần đây theo khảo sát tại Mỹ, chứng tự kỷ có xu hướng tăng lên với tần suất 1/68 trẻ. Biểu hiện chung của rối loạn tự kỷ là những khiếm khuyết về tương tác xã hội, giao tiếp và những hành vi định hình, ý thích bị thu hẹp. Bên cạnh đó, trẻ thường có nhiều rối loạn khác đi kèm như rối loạn cảm giác, tăng động, rối loạn ăn uống, rối loạn giấc ngủ; trong đó rối loạn hành vi ăn uống là rối loạn hành vi đi kèm thường gặp…. Ước tính vấn đề trong ăn uống cũng xuất hiện ở 25% đến 35% trẻ phát triển bình thường nhưng ở trẻ tự kỷ những vấn đề này được báo cáo chiếm tỷ lệ rất cao khoảng 90%, với gần 70% số trẻ được mô tả là ăn kén chọn.

Những vấn đề trong ăn uống ở trẻ tự kỷ có thể được phân loại như những rối loạn hành vi ăn uống, bao gồm những rối loạn hành vi trong bữa ăn (từ chối không ăn, ngậm thức ăn, nôn trong bữa ăn, hạn chế trong nhai, nuốt thức ăn…) và ăn uống kén chọn (ăn hạn chế loại thức ăn, kén chọn thức ăn có cấu trúc thấp – thức ăn tinh, kén chọn màu sắc, mùi vị và nhiệt độ thức ăn). Đây là những vấn đề mà người chăm sóc trẻ tự kỷ đang phải đối mặt hàng ngày, mất nhiều thời gian, công sức cho trẻ ăn cùng với nỗi lo chế độ ăn kén chọn gây ra tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

SAU ĐÂY LÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ RỐI LOẠN ĂN UỐNG Ở TRẺ TỰ KỶ, NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NÀY LUÔN TỒN TẠI Ở ĐÓ DÙ CHA MẸ CÓ MUỐN HAY KHÔNG?

HIỂU CON ĐỂ YÊU THƯƠNG CON,HIỂU CON ĐỂ ĐỒNG HÀNH CÙNG CON

Đặc điểm rối loạn ăn uống ở trẻ tự kỷ

Tỷ lệ bất thường về hành vi ăn uống so với trẻ cùng lứa tuổi ở nhóm trẻ tự kỷ là 53,1%, thời điểm khởi phát rối loạn này ở nhóm trẻ tự kỷ cao nhất ở 25 – 36 tháng (34,8%) trong khi ở nhóm chứng là trước 12 tháng (38,5%). Rõ ràng, các hành vi ăn uống bất thường ở trẻ tự kỷ cao hơn so với trẻ khỏe mạnh (Bảng 1_Hình bên dưới)

Đặc điểm lựa chọn thu hẹp thức ăn

Phần lớn trẻ tự kỷ có lựa chọn thu hẹp trong bữa ăn chính, đặc biệt là cháo xay nhuyễn (58,8%), 22,3% lựa chọn duy nhất một loại thức ăn, cấu trúc thức ăn mềm (72,3%), một loại vị (11,5 %). Đừng lấy làm lạ khi con chỉ thích ăn cháo, chỉ thích một loại vị của một món ăn. Đó vốn là đặc điểm của con!

Đặc điểm rối loạn hành vi ăn uống trong bữa ăn

51,5% trẻ tự kỷ gặp nhiều rối loạn hành vi ăn uống trong bữa ăn, phổ biến là nuốt chửng hầu như không nhai, ăn quá chậm, ăn miếng kích thước lớn hoặc kích thước rất nhỏ, la hét và đẩy, ném đồ ăn (20,8%). Hành vi nôn trong bữa ăn ở trẻ tự kỷ chiếm 6,9%, nhiều hơn rõ rệt so với nhóm trẻ khỏe mạnh.

Lượng thức ăn tiêu thụ ở trẻ tự kỷ

Hầu hết trẻ tự kỷ không thích ăn cá và không ăn rau củ. Các “đồng chí ấy” sẽ yêu thích đồ ăn vặt, nước trái cây và đồ ăn giàu năng lượng………………………………………………………………………………………………………………Rõ ràng, những khó khăn này sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều nếu cha mẹ nghĩ rằng, đó vốn là đặc điểm khác biệt của con so với các bạn khác. Chính vì thế, hiểu con là điều hữu hiệu nhất để cha mẹ nắm bắt được những khó khăn, từ đó giúp đỡ con vượt qua trở ngại trong mỗi giai đoạn phát triển.

Mời bạn tham gia Group Thắp đèn xanh – Đồng hành cùng trẻ Tự kỷ để thảo luận, chia sẻ và đồng hành cùng các trẻ Tự kỷ!

Nguồn tham khảo : joinsprouttherapy.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *