Trong môi trường xã hội ngôn ngữ được định nghĩa là “Phương tiện của giao tiếp”- Theo Leenin và là “hiện thực trực tiếp của tư duy”- Theo Cac-Mac.Hệ thống ngôn hoạt động tư duy, khái quát các thuộc tính của hiện thực. Vậy khi hệ thống này gặp khó khăn sẽ khiến trẻ gặp những khó khăn gì? Ngày hôm nay chúng tôi đề cập một số khó khăn mà trẻ rối loạn ngôn ngữ gặp phải trong quá trình phát triển giao tiếp và nhận thức nhé
Ảnh hưởng của rối loạn ngôn ngữ đối với phát triển giao tiếp ở trẻ như nào?
- Trẻ nói không rõ nên khó thể hiện nhu cầu của bản thân, làm người đối thoại hiểu trẻ kém.
- Trẻ hoặc người đối thoại có thể phải nhắc đi nhắc lại lời nói, khiến tốc độ giao tiếp giảm.
- Trẻ có xu hướng giảm giao tiếp bằng lời nói, tránh giao tiếp ở chỗ lạ hoặc chỗ đông người.
- Về lâu dài, vốn từ của trẻ có thể giảm do né tránh giao tiếp
- Trẻ hạn chế vốn từ , hạn chế các loại ngữ nghĩa , thiếu hụt khả năng điều chỉnh từ, kĩ năng kết hợp từ và khó sử dụng những cụm từ cố định như thành ngữ, tục ngữ, ca dao…
- Trẻ gặp khó khăn trong việc vận dụng các quy tắc ngôn ngữ trong các tình huống, ngữ cảnh giao tiếp khác nhau
- Trẻ có thể trở thành đối tượng bị trêu đùa, quở trách
- Trẻ trốn tránh giao tiếp
- Xuất hiện những cơn cáu giận, bùng phát hành vi không mong muốn
- Nhiều trẻ khó để bắt chước và làm theo sự chỉ dẫn của người khác bằng lời nói
- Vốn từ của trẻ nghèo nàn, cấu trúc ngôn ngữ thường bị sai điều này có thể khiến trẻ mất tự tin, hạn chế giao tiếp
- Trẻ gặp khó khăn khi đặt câu hỏi
- Trẻ khó duy trì cuộc giao tiếp lâu bằng ngôn ngữ
- Trẻ thường không biết cách diễn tả nhu cầu giao tiếp( trẻ không biết rủ bạn chơi với tư cách mình là người khởi xướng)
- Trẻ khó khăn khi xác định và sử dụng cử chỉ điệu bộ đúng tình huống.Trẻ khó khăn trong việc hiểu mục đích giao tiếp và các nguyên tắc giao tiếp.Trẻ thường giao tiếp một cách kì cục để thể hiện nhu cầu của cá nhân(ví dụ:Trẻ khóc ăn vạ thay vì chỉ hoặc nói tên món đồ trẻ muốn lấy)
- Trẻ thường kèm tật nói nhại hoặc nói ngọng nên câu từ của trẻ thường không mạch lạc, rõ ý … ngoài tạo cảm giác khó chịu cho người nghe còn khiến người nghe không hiểu trẻ đang muốn nói gì.
- Trẻ thường gặp khó khăn khi dùng cử chỉ điệu bộ để diễn đạt nhu cầu của bản thân cho người khác hiểu
- Trẻ gặp khó khăn khi trình bày suy nghĩ nhận định của bản thân dưới dạng chữ viết hoặc câu văn của trẻ thường đơn giản, không nhiều biện pháp tu từ.
- Khó trong việc hiểu và sử dụng công cụ giao tiếp (cử chỉ, nét mặt, ngôn ngữ cơ thể…).
- Khó trong việc hiểu mục đích giao tiếp cũng như các nguyên tắc giao tiếp. Trẻ không hiểu sự luân phiên trong giao tiếp và càng không hiểu “ngôn ngữ thầm” của giao tiếp.
Ảnh hưởng của rối loạn ngôn ngữ đến sự phát triển nhận thức của trẻ?
- Trẻ gặp khó khăn trong việc nhận thức âm lời nói và các âm tiết của từ.
-
- Trẻ gặp khó khăn khi nhận biết và phân biệt các âm gần giống nhau, khiến trẻ dễ nhầm lẫn khi hiểu nghĩa của từ cùng với đó trẻ dễ phát âm sai hoặc viết sai chính tả. Ví dụ: trẻ thường nhầm lẫn âm: “c” với “t” , “Kh” với “h”, cụ thể : Trẻ nói “con cá” thành “ con tá”, hay “ con khỉ” thành “con hỉ”…
- Trẻ gặp rối loạn ngôn ngữ cũng khiến trẻ gặp khó khăn cho việc học ngôn ngữ viết, tức là khả năng đọc và chính tả.
-
- Vì trẻ rối loạn ngôn ngữ nên trẻ gặp khó khăn khi phân biệt các âm thanh, âm lời gần giống nhau. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng trẻ viết sai và đọc sai chính tả về chữ cái,vần hay dấu thanh. Ví dụ: Trẻ nói “con bị ngá”- trẻ ngọng thanh dấu “dấu ngã bị đổi thành dấu sắc”, khi nói, đọc và viết chúng ta đều nhận thấy những dấu hiệu này ở trẻ. Điều ảnh cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng diễn đạt và hiểu ngữ nghĩa từ của trẻ.
- Trẻ hạn chế trong việc hiểu và sử dụng những câu nói đùa, cách nói bóng bẩy hay mang nghĩa ẩn dụ, câu nói chứa phép so sánh
-
- Ví dụ : Có người nói với trẻ mặt con như cái đĩa.
- Trẻ thường hiểu theo nghĩa đen của từ
- Trẻ khó khăn trong việc hiểu nghĩa của từ thông qua lời nói, trẻ dễ nhớ và hiểu từ hơn khi từ đó đi kèm hình ảnh
- Quá trình tiếp nhận và xử lí thông tin chậm hơn so với bình thường
- Trẻ khó hiểu sự hướng dẫn bằng lời nói
- Khó trả lời câu hỏi của người khác theo đúng cú pháp
- Trẻ gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động nhiều lệnh. Ví dụ: Lan lấy bánh, đưa cho bà, quay lại đây với mẹ .
- Trẻ gặp khó khăn khi ai đó nói quá nhanh, quá chậm hoặc quá nhiều từ lạ, phức tạp
- Khả năng phân tích và ghi nhớ ngữ nghĩa của từ đối với trẻ rối loạn ngôn ngữ cũng gặp nhiều khó khăn
- Trẻ gặp khó khăn khi chơi các trò chơi tưởng tượng chỉ với lời hướng dẫn mà không có sự làm mẫu bằng hành động hay hình ảnh biểu tượng
- Trẻ gặp khó khăn khi sử dụng ngôn ngữ mang tính khái quát logic cao mà thường sử dụng ngôn ngữ cụ thể đơn giản
- Việc áp dụng ngôn ngữ vào các thao tác của quá trình tư duy cũng gặp nhiều khó khăn, nhiều trẻ rối loạn ngôn ngữ gặp khó khăn khi sử dụng ngôn ngữ để phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng và khái quát về một nội dung, vấn đề nào đó …
Trên đây là những khó khăn tiêu biểu mà trẻ có thể gặp phải khi có rối loạn ngôn ngữ. Khi phát hiện con có những biểu hiện khó khăn về ngôn ngữ cha mẹ cần đưa con đi thăm khám và trò chuyện với con nhiều hơn, hướng dẫn con các bài tập phù hợp để cải thiện tình trạng rối loạn và phát triển ngôn ngữ cho con.
Chúc các con có nhiều tiến bộ !