Sự Khác Nhau Giữa Chậm Nói Đơn Thuần Với Chậm Nói Của Trẻ Tự Kỷ

Lưu ý:

  • Các dấu hiệu rất mong manh, có những dấu hiệu gần gần giống nhau như hạn chế khi gọi tên, có những hành vi khác thường, chậm nói 
  • Sự nhầm lẫn khi đánh giá bởi bác sĩ, chuyên gia , giáo viên , …
  • Trẻ nhỏ dưới 2-3 tuổi thì mới xuất hiện tình trạng đánh giá, xác định bị nhầm lẫn.

12 Đặc Điểm Phân Biệt Giữa Trẻ Chậm Nói Đơn Thuần Và Chậm Nói Của Trẻ Tự Kỷ.

Đặc điểmChậm nói đơn thuầnChậm nói của trẻ tự kỷ
Ánh mắtChăm chú nhìn và theo dõi những gì đang diễn ra xung quanh mìnhGiao tiếp qua lại giữa trẻ và người khác trong thời gian dài, ít khi lơ đãng Nếu trẻ quá nhỏ cũng có thể xuất hiện tình trạng mất tập trung , nhìn ra chỗ khác, giao tiếp với mọi người trong thời gian ngắn.Mất tập trung , ánh mắt lơ đãng, liếc ngang liếc dọc nhìn ra chỗ khác không tập trung vào một điểm hay vào gương mặt, ánh mắt của người giao tiếp
Phản ứng tên gọiĐều có thể có hạn chế về tần suất phản ứng với tên gọi Ở độ tuổi 2-3 tuổi khi quá mải thực hiện một hoạt động trẻ cũng có thể hạn chế khi đáp lại tên gọi của chính mình  Tần suất phản ứng với tên gọi nhiều hơn so với trẻ tự kỷ Ít phản ứng , thông thường phải gọi quá 3 lần trẻ mới có phản ứng 
Ăn vạĐều xuất hiện tình trạng ăn vạ- đây là tâm lý lứa tuổi mà bất cứ trẻ nào cũng trải quaKhông gào khóc quá ghê gớm hoặc tiếng khóc sẽ khác so với trẻ có tự kỷ, dễ xoa dịu Đều xuất hiện tình trạng ăn vạ- đây là tâm lý lứa tuổi mà bất cứ trẻ nào cũng trải quaTiếng khóc âm vực thường quá ngưỡng âm thanh, thời gian kéo dài, khó xoa dịu
Tập trung chú ýThời gian trẻ nhìn, theo dõi và nghe cuộc  hội thoại, có phản hồi thông tin( cười, nhìn, cử chỉ điệu bộ khi bạn hỏi trẻ..)Trẻ có thể nghe hiểu và làm theo những gì bạn yêu cầu trẻ làm Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi cũng thường xảy ra tình trạng mất tập trung Thường mất tập trung, sao nhãng nhìn bên này, nhìn bên kia không tập trung chú ý vào những nội dung trẻ đang được hướng dẫn 
Tương tác và chơi đùaTrẻ ngồi tương tác, chơi với cô và mọi người một cách thích thú và có thể đòi chơi tiếp trò chơi mà bé thíchSự tương tác chơi đùa hờ hững , có thể chơi cũng được và đặc biệt là bé không thích chơi người khác mà bé thích chơi đùa với đồ vật 
Ngôn ngữ nóiChậm nói Không đi kèm các hành vi khác Chậm nói đi kèm với các hành vi khác như mất tập trung chú ý, ánh mắt không tập trung ,… 
Nụ cười đáp ứngRất nhiều, cười đáp ứng khi có người chơi cùng con, cười đúng tình huống Rất hạn chế, thường cười vô cớ và không đúng tình huống, hoàn cảnh
Hành viHành vi không thường xuyên , có thể thoát ra được bởi hoạt động đồ chơi khác Hành vi duy trì thường xuyên, khó thay đổi bởi trò chơi, hoạt động khác, thường thực hiện trò chơi một mình và không chia sẻ hoạt động với người khác.
Sử dụng ngón trỏ và dõi theo ngón trỏTrẻ sử dụng ngón trỏ ở nhiều lúc, nhiều nơi, tần suất nhiều. Trẻ muốn trẻ chủ động dùng ngón trỏ chỉ về phía đó và phát ra các âm như “a..a, ưm ưm..”Ít sử dụng ánh mắt để dõi theo ngón trỏ và sử dụng ngón trỏ để chỉ những đồ mà con thích mà thường trẻ kéo tay bố mẹ, cô lại cái điều mà con muốn 
Kết bạnNgồi điềm tĩnh cùng các bạn để học, theo dõi và thực hiện theo nội dung cô đang nói Trẻ tách mình ra khỏi nhóm, ngồi chơi một mình hoặc trẻ ngồi trong nhóm được nhưng trẻ không tập trung, chân tay vận động liên tục, không để yên một chỗ, không tập trung vào nội dung cô đang nói 
Nghe hiểu và thực hiện mệnh lệnhKhá dễ dàng khi nghe lời hướng dẫn của cô và thực hiện mệnh lệnh  theo ngôn ngữ nói của cô Quá trình xử lý thông tin lâu hơn, cần sự hỗ trợ hướng dẫn bằng lời nói nhiều hơn 
Bắt chước và làm theoDễ dàng bắt chước cử chỉ điệu bộ mà cô giáo hướng dẫn  trong môi trường hòa nhập Khó khăn khi bắt chước làm theo cử chỉ điệu bộ trong môi trường hòa nhập, có thể bắt chước được nhưng thời gian duy trì ngắn, không tập trung lâu được 

Mời bạn tham gia Group Thắp đèn xanh – Đồng hành cùng trẻ Tự kỷ để thảo luận, chia sẻ và đồng hành cùng các trẻ Tự kỷ nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *