Nếu bạn có một em bé bị mắc chứng tự kỷ, bạn cần phải hiểu rằng tự kỷ không phải là một bệnh. Hãy giải thích với gia đình và những người xung quanh để họ hiểu, cũng là một cách để giúp đỡ con mình một cách tốt nhất.
Lisa Jo Rudy – Chuyên gia về chứng tự kỷ (Mỹ) có hai con đều mắc chứng tự kỷ. Cô thường giải thích với mọi người về đứa con trai của mình là: “Tự kỷ là một rối loạn phổ lan tỏa. Trẻ tự kỷ có nhiều triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của từng người nhưng đó không phải là một bệnh”.
Trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong giao tiếp với mọi người
Hầu hết trẻ em mắc chứng tự kỷ đều có vấn đề với giao tiếp xã hội. Một số trẻ có khó khăn trong việc nói chuyện, một số khác thậm chí còn không thể phát âm được. Tuy nhiên, không phải vì thế mà cha mẹ cho rằng con bị mắc bệnh. Chính trong suy nghĩ sai lầm khiến cha mẹ suy sụp tinh thần, có hại cho việc phục hồi sớm của trẻ khi trưởng thành.
Dưới đây là những cách lý giải cho cha mẹ có con mắc chứng tự kỷ để thay đổi trong suy nghĩ:
Hãy xem một bộ phim về trẻ tự kỷ để giúp bạn hiểu hơn về hội chứng này. Mặc dù các yếu tố trong phim có vẻ như hư cấu nhưng nó là một cách giải thích nhẹ nhàng và dễ hiểu. Một bộ phim hay sẽ giúp bạn có một cái nhìn trực quan hơn về chứng tự kỷ ở trẻ.
Hiểu rõ chứng tự kỷ không phải là một bệnh về não bộ mà đó là một rối loạn phát triển. Một bệnh về não bộ sẽ đánh lừa những người xung quanh, đánh lừa chính bản thân cha mẹ của trẻ tự kỷ.
Rối loạn tự kỷ khiến trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp với bạn bè, học tập và việc làm. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn có thể thay đổi được nếu như trẻ được phát hiện sớm và giáo dục kịp thời.
Con trai tôi bị kích động khi nghe thấy tiếng ồn lớn, hoặc ngồi im không chú ý là cách mô tả chứng tự kỷ ở trẻ bằng các triệu chứng.
Điều các bậc cha mẹ của trẻ tự kỷ cần nhớ đó là thay đổi trong suy nghĩ của mình về con. Khi cha mẹ nói cho người khác nghe về chứng tự kỷ của con mình, họ cũng đang tự thuyết phục chính bản thân mình để chấp nhận, hòa nhập và khoan dung không chỉ với con trai của mình, mà đối với cả những đứa trẻ khác trong xã hội.
Mời bạn tham gia Group Thắp đèn xanh – Đồng hành cùng trẻ Tự kỷ để thảo luận, chia sẻ và đồng hành cùng các trẻ Tự kỷ!
Nguồn tham khảo : naturalsuperkids.com