Trẻ em cần sự thương yêu, quan tâm và nuôi dưỡng để có thể lớn và phát triển.
Trong thời gian này con bạn có thể học để:
- Làm theo một việc rất đơn giản (1-2 tuổi)
- Ngưng một hoạt động một lúc khi được bảo “không” (1 tuổi)
- “Nằm vạ” và không vâng lời nhằm phát triển tính độc lập của nó (1½ – 3 tuổi)
- Thử giới hạn của nó bằng cách không vâng lời và cãi lại (từ 18 tháng trở đi)
- Biểu lộ các ước muốn, nhu cầu và đòi thêm (2 – 3 tuổi)
- Cất đồ chơi khi có người lớn giúp (2 – 3 tuổi)
- Chia xẻ đồ chơi tạm thời khi có người lớn hướng dẫn (2 ½ tuổi)
Theo dõi các hành vi của con bạn
Nhằm chiếm một “vị trí” trong gia đình, con bạn sẽ thách thức quyền hạn của cha mẹ. Con bạn sẽ thử giới hạn của nó bằng cách “làm sai”. Điều này không có nghĩa bạn là cha mẹ “xấu” hoặc cháu là đứa bé “hư”.
Một đứa bé có thể làm sai nhiều hơn khi bạn bắt đầu tìm cách dạy và sửa một tật xấu.
Câu chuyện thứ nhất: Muốn thay đổi một hành vi xấu thì cha mẹ hoặc là người chăm sóc cần có hành động chuyên nhất (tức là không lúc thế này lúc thế kia).
Việc của cha mẹ là dạy đứa bé hành động nào bạn sẽ chấp nhận. Sự dạy dỗ cần có phương pháp để thay đổi hành vi.
Một yêu cầu cho phép đứa bé chọn cách trả lời. Chỉ dùng yêu cầu khi bạn sẵn sàng chấp nhận sự lựa chọn của đứa bé. Trong trường hợp này đứa bé có thể chọn làm hoặc không làm theo yêu cầu.
Ví dụ: “Nào, con đến đây với mẹ”
Một sự sai bảo được dùng khi bạn muốn đứa bé làm một việc gì cụ thể. Gợi sự chú ý của đứa bé trước khi sai bảo. Cần ngắn gọn và rõ ràng.
Ví dụ: 1. “Đến đây” (để dỗ đứa bé)
“Lấy cuốn sách để mẹ đọc truyện cho con nghe”
Sự răn dạy được dùng để đứa bé bỏ đi một tật xấu và theo hành vi mà bạn mong muốn.
Ví dụ: Bé Ti đang quăng các khối đồ chơi. Hãy bảo nó “Không được quăng như thế.” Kế đến, giúp nó cất tháp, hoặc chất lên xe tải.
Bỏ mặc được để giảm hoặc loại bỏ một hành vi mà bạn không muốn như là mè nheo, xen vào không phải lúc, “nằm vạ” hoặc nhõng nhẽo quá mức.
- Xem có phải đứa bé đang đói, bị ướt, đau, bệnh, hoặc mệt mỏi không.
- Vẫn xem chừng đứa bé, nhưng mặc kệ hành vi xấu của nó
- Khi hành vi xấu chấm dứt, khen đứa bé đã ngoan và dụ nó chơi một trò chơi thú vị
Sự quan tâm có thể là phần thưởng lớn nhất cho trẻ em, đặc biệt nếu là sự quan tâm lành mạnh. Hãy quan tâm đến con bạn khi nó ngoan.
Nhấn mạnh từng bước để được một hành vi tốt. Cần cụ thể. “Mẹ thích bé khi bé biết tìm lấy giầy.”
Nhấn mạnh những việc làm tốt của đứa bé bằng cách bảo nó. “Hay quá”. “Mẹ biết là con làm được mà”, v.v.
Thái Độ Liên Quan Đến Sự Phát Triển của Trẻ Em (3 đến 5 tuổi)
Hầu hết trẻ em đều rất cần sự yêu thương, quan tâm và săn sóc để chúng được lớn mạnh và phát triển
Đây là thời gian mà con trẻ của bạn có thể học hỏi để:
- Biểu lộ theo cách riêng của chúng, sự suy nghĩ cũng như nỗi bực dọc
- Không chịu theo sự hướng dẫn của bạn và làm ngược lại
- Tự ý ném đồ chơi đi (3-5 tuổi)
- Vẫn cố tiếp tục trò chơi 8-15 phút, hay chơi cho đến khi trò chơi chấm dứt (3-5 tuổi)
- Vẫn tiếp tục chống lại những chỉ dẫn hay yêu cầu của bạn (4 tuổi)
- Chỉ chấp nhận sự giám sát và chỉ dẫn 75% mỗi lần với sự khen ngợi
- Đi theo 2-3 bước chỉ dẫn của bạn (4-5 tuổi)
- Đòi sự giúp đỡ khi cần (3-5 tuổi)
- Đón nhận những hậu quả
- Sẵn sàng chia sẻ đồ chơi với bạn bè nhiều hơn (3-5 tuổi)
- Chơi chung với bạn bè nhiều hơn (4-5 tuổi)
Quản Lý Thái Độ Của Trẻ Em
Trong sự cố gắng biểu lộ một thế đứng trong gia đình, con trẻ nhiều khi cưỡng lại uy quyền của cha mẹ qua những thái độ bất xứng của chúng. Điều đó không có nghĩa bạn là phụ huynh “xấu” hay chúng là những đứa trẻ “tồi”
Trẻ có thể gây bực dọc nhiều hơn khi lần đầu tiên bạn cố gắng thay đổi thái độ của chúng.
Hãy kiên tâm . Để đạt được thành công trong việc thay đổi thái độ hay hành vi bất xứng của chúng, cha mẹ hay người săn sóc trẻ phải kiên tâm bền chí. Nhiệm vụ của cha mẹ là dạy cho trẻ biết thái độ nào của chúng mà chúng ta có thể chấp nhận được. Điều đó đòi hỏi một sự làm việc có hệ thống.
Sự Yêu Cầu cho trẻ có cơ hội chọn lựa sự trả lời. Nên dùng cách này khi bạn mong mỏi chúng đáp trả. Trẻ có thể ưng làm hoặc không ưng làm những gì bạn đòi hỏi.
Sự Hướng Dẫn được áp dụng khi bạn muốn trẻ vâng lời mà không thắc mắc gì cả. Tiến trình đó như sau:
- Hãy chắc chắn là trẻ đã hiểu chúng phải làm gì khi bạn đòi hỏi. Điều đòi hỏi này phải phù hợp với tuổi của chúng
- Hãy chắc chắn rằng trẻ đang nhìn bạn
- Hướng dẫn để đạt kết quả từng bước một
- Hãy chắc chắn rằng trẻ hiểu rõ điều phải làm (chỉ bảo rõ ràng, làm mẫu hay giúp chúng trong những lần đầu)
- Kiên nhẫn và cho phép trẻ có đủ thời gian hoàn thành nhiệm vụ và hãy nhớ khen ngợi chúng
- Hãy đòi hỏi trẻ phải tiến hành từng bước để hoàn tất công việc
Sự Chỉ Dẫn Lại được dùng khi bạn muốn trẻ từ bỏ những hành vi mà bạn không muốn chúng làm. Thí dụ:
Johnny đang quăng đồ chơi xếp gạch đi, bạn hãy nói với bé: “Đừng quăng đi” và hãy ngồi lại với nó, dùng đồ chơi này giúp bé xây dựng một cái tháp hay là xếp gọn chúng vào trong hộp như bạn mong muốn
Sự Tảng Lờ Đi được dùng khi bạn muốn chúng giảm bớt hoặc bỏ đi một thái độ mà bạn không muốn như cằn nhằn, cắt ngang, hoặc đòi hỏi sự quan tâm quá mức của người lớn:
- Kiểm soát để biết chắc rằng trẻ không cần điều gì (đồ ăn, giấc ngủ, bệnh, đau đớn hay ẩm ướt)
- Tiếp tục quan tâm đến những thái độ khác và tảng lờ đi những thái độ mà bạn không muốn chúng biểu lộ
- Khi những thái độ hoặc hành vi bất xứng này chấm dứt, hãy khen ngợi tán thưởng những thái độ tốt của chúng và để chúng vui chơi
Thí dụ: Sally la hét và phun nước bọt, hãy nghiêm nghị nhìn thẳng vào bé và chỉ khen bé khi nó la hét mà không phun nước bọt. Nhưng nếu bé tiếp tục phun nước bọt, bạn hãy quay mặt đi sau khi nói với bé “đừng phun nước bọt nữa”.
Khoảng Trống là lúc xa cách mọi người, mọi hoạt động và mọi vật mà chúng ưa thích. Đây chính là dịp tốt để trẻ gia tăng sự tự kiểm soát của chúng. Không nên để trẻ ở trong trạng thái không việc làm lâu hơn 3 đến 5 phút.
Đổi chỗ trẻ ngay lập tức và theo dõi chúng, vì hành vi bất xứng của chúng là cách tốt nhất để chấm dứt hành động đó. Sau khoảng giờ trống, hãy giúp trẻ tham dự một hoạt động tốt. Thí dụ:
- Susie đang giận dữ, hãy để trẻ trong phòng nó khoảng 3 phút hay cho đến khi bé hạ cơn giận dữ. Hãy giúp bé tìm một hoạt động tốt sau khi cơn giận của bé qua đi.
- Dùng đồng hồ nấu ăn sẽ dễ kiểm soát khoảng giờ trống của bé
- Khi trẻ không muốn có khoảng giờ trống này, hãy ẵm trẻ bên hông bạn trong suốt thời gian trống này, nhưng không để trẻ nhìn bạn.
- Nếu trẻ không chịu nhặt đồ chơi lên, bạn có thể không cho chơi đồ chơi đó trong một thời gian (giờ không có trò chơi) (Lúc cất đồ chơi, bạn hãy lấy một cái hộp và nói trẻ cất những đồ chơi ở chung quanh vào hộp. Bất cứ những gì trẻ bỏ vào hộp sẽ không chuyển đi nơi khác vào ngày hôm sau. Nhớ khen chúng khi chúng cất đồ chơi vào hộp).
Quan Tâm Đến Trẻ là điều khen thưởng hữu hiệu nhất đối với chúng. Hãy quan tâm đến chúng khi chúng làm những việc tốt.
Khuyến khích trẻ từng bước một để đạt được một thái độ hay hành vi tốt. Cụ thể như “Mẹ thích con đã cất sách lên kệ nhanh như vậy”
Khích Lệ những việc mà trẻ đã làm tốt bằng cách nói với chúng:
- Giỏi quá!
- Con giỏi lắm.
- Wow!
- Tốt quá
- Đúng rồi đó
- Mẹ biết con làm được điều đó
- Cố lên con
- Mẹ thích thế
- Con chờ nhé
- Tuyệt vời
Nguồn: tranvancong
Mời bạn tham gia Group Thắp đèn xanh – Đồng hành cùng trẻ Tự kỷ để thảo luận, chia sẻ và đồng hành cùng các trẻ Tự kỷ nhé!