Trẻ rối loạn phát triển (tự kỷ, tăng động giảm chú ý, khuyết tật trí tuệ, trễ phát triển, rối loạn giao tiếp, khuyết tật học tập…) luôn gặp khó khăn về khả năng tự điều chỉnh. Ví dụ trẻ có thể không hiểu cảm xúc của chính bản thân mình, không biết kiềm chế, không hiểu cảm xúc của người khác… Những khó khăn về tự điều chỉnh, kết hợp những vấn đề về kỹ năng giao tiếp, ngôn ngữ, hành vi, ứng xử… dẫn đến khó khăn về kỹ năng xã hội. Một tin vui là kỹ năng xã hội có thể dạy được và học được, nếu bài học được thiết kế đúng cách và đúng khả năng tiếp nhận của trẻ.
Trẻ rối loạn phát triển (tự kỷ, tăng động giảm chú ý, khuyết tật trí tuệ, trễ phát triển, rối loạn giao tiếp, khuyết tật học tập…) luôn gặp khó khăn về khả năng tự điều chỉnh. Ví dụ trẻ có thể không hiểu cảm xúc của chính bản thân mình, không biết kiềm chế, không hiểu cảm xúc của người khác… Những khó khăn về tự điều chỉnh, kết hợp những vấn đề về kỹ năng giao tiếp, ngôn ngữ, hành vi, ứng xử… dẫn đến khó khăn về kỹ năng xã hội. Một tin vui là kỹ năng xã hội có thể dạy được và học được, nếu bài học được thiết kế đúng cách và đúng khả năng tiếp nhận của trẻ. |
Tự điều chỉnh là gì?Đó là khả năng chúng ta tự làm dịu khi đang thất vọng, lo lắng, buồn hay khi chúng ta cảm thấy những cảm xúc rất khó chịu. Đó là khả năng chúng ta xử lý cảm xúc, đã học được từ bé. Điều chỉnh cảm xúc sẽ là khó khăn với những trẻ em trễ về phát triển và trẻ tăng động giảm tập trung. Tự điều chỉnh được gắn liền với sự trưởng thành của não bộ. Khi chúng ta có thể điều chỉnh bản thân mình, chúng ta có thể tự điều khiển hành vi và chúng ta có thể tập trung xử lý những thứ xung quanh chúng ta. Kỹ năng xã hội là gì?Kỹ năng xã hội là khả năng tương tác với những người khác. Nó bao gồm các kỹ năng nghe bằng lời nói và ngôn ngữ cơ thể, kỹ năng xử lý, và sau đó khả năng trả lời hoặc đối đáp với người khác.Trẻ em bị trễ về phát triển hoặc bị tăng động giảm tập trung có khó khăn với cả kỹ năng tự điều chỉnh và các kỹ năng xã hội. Hai lĩnh vực này có nhiều điểm chồng lấp nhau. Trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong tương tác xã hội nếu vận động không ngừng nghỉ, không thể tập trung hoặc rất kích động. Kỹ năng xã hội và tự điều chỉnh có thể dạy được. Tại sao các kỹ năng xã hội và khả năng tự điều chỉnh lại quan trọng? Tự điều chỉnh rất quan trọng cho việc học tập và cho các hoạt động trong xã hội: một người luôn luôn tức giận hay thường cáu giận, thường có cơn bộc phát thường xuyên sẽ có rất nhiều khó khăn trong xã hội và sẽ bị chối bỏ. Một cá nhân thiếu kỹ năng xã hội kém sẽ cảm thấy bị cô lập và sẽ có rất nhiều khó khăn ở trường, ở nơi làm việc, với bạn bè và ngay cả trong gia đình. Chúng ta có thể dạy trẻ em kỹ năng tự điều chỉnh và kỹ năng xã hội như thế nào? – Đặt ra lịch trình sinh hoạt hàng ngày có cấu trúc và có thể dự đoán được. – Thay đổi môi trường bằng cách loại bỏ yếu tố gây nhiễu: tắt tivi, tắt bớt đèn, hoặc đưa cho trẻ một vật thể gây dễ chịu khi bạn cảm thấy trẻ đang bắt đầu khó chịu. – Chơi đóng vai với đứa trẻ để hướng dẫn trẻ cách hành xử hay nói như thế nào trong những tình huống nhất định. Trẻ có rối loạn phát triển liệu có thể tự điều chỉnh cảm xúc và học kỹ năng xã hội ? – Thường xuyên dạy và nói về các cảm xúc và xem lại các quy tắc ở nhà/ở lớp học. – Cho phép trẻ em xả cơn cảm xúc bằng cách tạo nên Góc bình tĩnh. – Khuyến khích các trò chơi giả vờ.- Giữ bình tĩnh nhưng thể hiện sự cương quyết trong giọng nói và hành động của bạn, ngay cả khi trẻ đang trong trạng thái mất kiểm soát. – Dự đoán những sự thay đổi và báo hiệu trẻ theo những cách khác nhau hoặc sử dụng hình ảnh lịch trình sinh hoạt hay đồng hồ bấm giờ để nhắc nhở về sự thay đổi.- Định hướng lại về những ngôn ngữ hoặc hành động không phù hợp khi cần thiết. – Cho phép bản thân mình nghỉ ngơi khi cần thiết, bởi vì trẻ có kỹ năng tự điều tiết lợi kém thường thách thức sự kiên nhẫn của người lớn. – Sử dụng các Câu chuyện kỹ năng xã hội. – Thời gian chơi đặc biệt với con. Dạy trẻ cách nhận biết những dấu hiệu xã hội, ví dụ như bạn không nói chuyện với người nào đó đang rất tức giận bởi vì bạn có thể bị tổn thương.o Dạy con kỹ năng giao tiếp qua lại: bằng cách chơi với một quả bóng hay trò chơi theo nhóm: điều này sẽ dạy các em cách chơi lần lượt, chờ đợi đến lượt mình, làm thế nào để chia sẻ.Ví dụ của câu chuyện kỹ năng xã hội:Đôi khi tôi thích chơi với những bạn khác. Tôi có thể hỏi họ: “Bạn muốn chơi với tôi không?”Nếu họ nói “Có”. Tôi có thể chơi và tôi sẽ có niềm vui.Nếu họ nói “Không” cũng không sao. Tôi có thể hỏi người khác hoặc tôi có thể chơi một mình. Trong một câu chuyện xã hội, bạn chia nhỏ ra thành các hành động cụ thể, bạn cung cấp cho các hành vi thay thế khác, ví dụ như: “Tôi có thể hỏi một người nào đó hay …” Điều quan trọng là thực hành khi trẻ bình tĩnh bởi vì đưa trẻ sẽ không thực sự “sẵn sàng” nếu bạn giới thiệu những câu chuyện xã hội khi trẻ rất thất vọng hoặc ở giữa một cơn hờn giận. Một chiến lược hữu ích khác là thời gian chơi đặc biệt. Trong thời gian này, đặt 10 hoặc 15 phút bên cạnh lịch trình bận rộn của bạn.Thời gian chơi nên có thể dự đoán được, với thời gian và vị trí nếu xác định được. Hãy để những đứa trẻ chỉ đạo cuộc chơi, đó không phải là thời gian cho việc học. Tương tác với trẻ và bình luận và mô tả các hoạt động chơi, ví dụ: “Mẹ/bố thấy con lấy chiếc xe màu xanh”. “Con đang đặt một khối lên trên …” Đứa trẻ sẽ yêu thích sự chú ý bằng lời nói.Không trả lời điện thoại hoặc nấu ăn trong thời gian này, các con sẽ giúp bạn có được sự tập trung hoàn toàn.Nếu trẻ lớn tuổi hơn, có thể cùng nằm xuống với trẻ vào buổi tối và lắng nghe về ngày của trẻ. Tác giả: ThS. Laurence Fabre-WelmondDịch và thích nghi về ngôn ngữ Mời bạn tham gia Group Thắp đèn xanh – Đồng hành cùng trẻ Tự kỷ để thảo luận, chia sẻ và đồng hành cùng các trẻ Tự kỷ nhé! |