TRẺ TỰ KỶ CÓ NÊN KIÊNG THỊT ĐỎ KHÔNG?
Ở lứa tuổi nào, trẻ cũng cần được cung cấp các nhóm chất quan trọng và cần thiết: Đường bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Trong đó, chất đạm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển toàn diện của trẻ tự kỷ. Chất đạm giúp các con:
- Cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động và phát triển: giúp trẻ tăng cân, phát triển chiều cao.
- Nguyên liệu xây dựng các khối cơ bắp.
- Xây dựng hệ thống miễn dịch, ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Phát triển hệ thống não bộ của trẻ.
- Hình thành các enzyme hỗ trợ tiêu hóa.
- Hình thành và tái tạo, sửa chữa các tế bào của cơ thể, đặc biệt là các cơ quan nội tạng.
Một trong những nguồn cung cấp lượng chất đạm dồi dào cho cơ thể đó chính là các loại thịt đỏ: thịt lợn, thịt bò, thịt dê, thịt cừu,… Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng TRẺ TỰ KỶ NÊN KIÊNG THỊT ĐỎ. Điều đó có đúng hay không? Ba mẹ hãy cùng chuyên gia tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Hiện nay, chưa có một bằng chứng khoa học nào nói về việc ảnh hưởng không tốt của thịt đỏ đến với sức khỏe trẻ rối loạn phổ tự kỷ. Nhiều đồn đoán cho rằng thịt đỏ ảnh hưởng đến sức khỏe và làm nặng nề các triệu chứng, hành vi của trẻ – nhưng điều đó chưa được chính xác.
CƠ THỂ CẦN TIÊU THỤ MỘT LƯỢNG CHẤT BÉO BÃO HÒA LỚN KHI ĂN THỊT ĐỎ
Về bản chất, so với thịt trắng, thịt đỏ có chứa nhiều chất béo bão hòa – khiến tăng lượng cholesterol trong máu – nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý về tim mạch và rối loạn chuyển hóa. Tuy nhiên, đây là tác động xấu của thịt đỏ hay bất cứ một thực phẩm nào khác khi chúng ta sử dụng chúng quá nhiều và không đúng cách, gây dư thừa lượng cholesterol, tăng LDL trong máu. Khi ăn quá nhiều thịt đỏ, cơ thể sẽ có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh lý tim mạch, huyết áp và rối loạn chuyển hóa,…
LƯỢNG CALO CAO, ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ TIÊU HÓA
Thịt đỏ là một trong các loại thực phẩm mang lại nguồn năng lượng cao, lượng protein và chất béo dồi dào. Chính vì vậy, khi trẻ ăn quá nhiều thịt gây nên các tình trạng đầy bụng, chướng hơi, khó tiêu. Khi đó mang lại cảm giác vô cùng khó chịu sau khi ăn, đặc biệt đối với các con chưa có ngôn ngữ thì các vấn đề này khiến các con khó chịu và không thể giải tỏa. Đó cũng chính là lý do ba mẹ không muốn cho con ăn thịt đỏ.
CÁCH CHẾ BIẾN ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THỊT ĐỎ
Thông thường, để tăng thêm hương vị cho món ăn, đặc biệt là các món từ thịt, ba mẹ thường tẩm ướp các loại gia vị hay chế biến bằng các phương pháp sử dụng lượng nhiệt cao như: rán, chiên, nướng, hầm, kho, xào,… Thì chính cách chế biến chưa đúng và chưa lành mạnh cũng đem lại các nguy cơ lớn về dư thừa natri, biến đổi chất trong nhiệt độ cao,… tiềm ẩn các nguy cơ mắc các bệnh lý như: ung thư, tăng huyết áp, tim mạch, gây áp lực lớn lên gan thận,…
LỢI ÍCH KHI ĂN THỊT ĐỎ?
Thịt đỏ vẫn là một loại thực phẩm không thể thay thế và là loại thực phẩm thân thiện với con. Thịt đỏ mang lại rất nhiều lợi ích cho con nếu được sử dụng đúng cách và không lạm dụng:
- Thịt đỏ chứa nhiều Vitamin B12, Niacin, Vitamin B6: Giúp sản sinh DNA, nuôi dưỡng các tế bào thần kinh và sản sinh hồng cầu – có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển hệ thần kinh, đặc biệt là não bộ của trẻ.
- Trong thịt đỏ cũng chứa nhiều hàm lượng protein, sắt và kẽm. Ví dụ cùng một trọng lượng, thịt bò chứa hàm lượng kẽm gấp 11 lần so với cá ngừ và gấp 3 lần lượng sắt so với cải bó xôi.
- Thịt đỏ còn chứa những axit béo có lợi cho sức khỏe như omega-3, omega-6. Đặc biệt, trẻ rối loạn phổ tự kỷ cần lượng omega 369 để phát triển não bộ.
- Thịt đỏ cũng là nguồn cung cấp protein dồi dào và tăng cường năng lượng. Nếu thiếu protein sẽ khiến nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể bị mất cân bằng, cơ thể thiếu năng lượng để thực hiện các hoạt động hằng ngày.
- Hàm lượng kẽm, sắt, magie cao trong thịt đỏ còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.
CHO CON ĂN THỊT ĐỎ THẾ NÀO CHO ĐÚNG?
-
- Nên kết hợp đa dạng các loại thịt, cá: Thịt lợn, thịt bò, cá, thịt gia cầm,… Ưu tiên các loại cá có chất béo tốt để bổ sung lượng omega 3,6 cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ.
- Đảm bảo nguồn gốc và chất lượng thịt: Cần tìm nguồn thực phẩm có chất lượng được kiểm định ATVSTP, giết mổ hợp vệ sinh, không ăn thịt nhiễm bệnh, thịt động vật lạ, thịt ôi thiu, chế biến lâu ngày.
- Hạn chế thịt đóng hộp, chế biến sẵn: Thịt chế biến sẵn thường chứa rất nhiều muối và các hóa chất bảo quản, phẩm màu khác, ba mẹ nên hạn chế cho con ăn những loại thịt này: Xúc xích, thịt nguội,…
- Không nên thêm muối, nêm gia vị quá mặn: Dư thừa gia vị hay khẩu phần ăn uống quá nhiều muối, nhiều đường, hạt nêm, mì chính,… gây nên các hệ lụy đến sức khỏe của trẻ.
- Nấu chín thịt: Hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm sống như: Sashimi, sushi,… nên nấu chín các loại thịt khi cho trẻ ăn.
- Hạn chế chiên rán: Bản thân thịt đỏ đã có lượng chất béo bão hòa trong đó, nên khi chiên rán sử dụng nhiều dầu trong nhiệt độ cao khiến gia tăng lượng cholesterol trẻ nạp vào cơ thể. Điều đó cũng là nguy cơ gây nên các bệnh lý mà ba mẹ cần phải lưu ý.
Những câu hỏi thường gặp
1. Thịt đỏ có thể gây kích thích cho trẻ tự kỷ không?
Thực tế là có thể, tùy thuộc vào cơ địa của từng trẻ.
2. Thịt đỏ có thể cải thiện tình trạng tâm trạng của trẻ tự kỷ không?
Omega-3 trong thịt đỏ có thể có lợi cho tình trạng tâm trạng của trẻ
3. Có cần loại bỏ thịt đỏ hoàn toàn khỏi chế độ ăn uống của trẻ tự kỷ?
Không nhất thiết, việc loại bỏ hoặc hạn chế thịt đỏ phải dựa trên tình trạng sức khỏe cụ thể của trẻ.
4. Có những nguồn thực phẩm nào khác có thể cung cấp dưỡng chất tương tự như thịt đỏ?
Các nguồn như hạt giống, cá biển, và các loại thực phẩm chứa sắt và protein khác có thể là thay thế.
5. Khi nào nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn uống của trẻ tự kỷ?
Nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào về chế độ ăn uống và sức khỏe của trẻ.