TRỊ LIỆU DINH DƯỠNG LÀ GÌ? LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA VỀ VIỆC TỰ Ý TRỊ LIỆU DINH DƯỠNG CỦA PHỤ HUYNH
Trị liệu dinh dưỡng là gì!?
Để hiểu khái niệm trị liệu dinh dưỡng, trước hết mình xin trích dẫn ý kiến của Pfeiffer [M.D., Ph. D] – Tiến sĩ, bác sĩ và là nhà hóa sinh học chuyên nghiên cứu về tâm thần phân liệt, dị ứng và các bệnh thần kinh khác. Ông là trưởng khoa Dược tại Đại học Emory. Đối với mỗi loại thuốc thần kinh mang lại lợi ích nhất định cho bệnh nhân, trong tự nhiên sẽ có những chất có thể đạt được hiệu quả tương tự mà lại ít/không mang đến những tác dụng phụ không mong muốn.
Với nguyên tắc này, các biện pháp trị liệu tiên tiến hiện nay đang tập trung vào sử dụng các chất có nguồn gốc trong tự nhiên và là thành phần vốn có cơ thể/não để giúp các bất thường về sinh hóa và dinh dưỡng trong cơ thể của người bệnh dần trở lại trạng thái bình thường thay vì sử dụng các loại thuốc thần kinh với cấu trúc hóa học “lạ” và rất khác biệt với các hoạt chất vốn có trong não bộ. Sự có mặt của các chất “lạ” này dẫn đến các tình trạng bất thường trong não bộ bệnh nhân đặc biệt là khi sử dụng các loại thuốc “lạ” này trong thời gian kéo dài sẽ làm cho các quá trình sinh hóa trong não bộ bênh nhân càng trở nên bất thường hơn.
Các nguyên tắc của trị liệu dinh dưỡng
Nguyên tắc về trạng thái cân bằng sinh hóa trong mỗi cá thể:
- Mỗi cơ thể con người sinh ra đều có các yếu tố sinh hóa bẩm sinh ảnh hưởng đến các đặc điểm cá nhân đó như tính cách, hành vi, sức khỏe tâm thần, chức năng miễn dịch và xu hướng bị dị ứng. Số lượng kết hợp các cơ chế di truyền khác nhau có thể có ở một đứa trẻ từ cha mẹ của chúng có thể vượt con số 40 triệu!
- Sự mất cân bằng dinh dưỡng trong các cá thể nào đó khiến cho hàm lượng các chất dinh dưỡng thiết yếu bị bất thường có thể gây ảnh hưởng xấu đến các quá trình hóa học trong não bộ và sức khỏe tâm thần.
- Do những bất thường về cân bằng dinh dưỡng này này, một số cá nhân có khuynh hướng mắc các bệnh như trầm cảm lâm sàng, rối loạn thách thức đối lập (ODD) và rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Trong khi đó, những người khác lại không dễ bị mắc những rối loạn này.
- Các quá trình sinh hóa trong cơ thể có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống mất cân bằng, stress về căng thẳng thần kinh trong cuộc sống, tuy nhiên yếu tố CHI PHỐI CHỦ YẾU thường lên quan đến DI TRUYỀN HOẶC/THÊM VÀO ĐÓ LÀ NGOẠI DI TRUYỀN – EPIGENETIC.
- Khái niệm về NGOẠI DI TRUYỀN – EPIGENETICS được mô tả rất ngắn gọn như sau: Các yếu tố môi trường xung quanh (ví dụ: chế độ ăn uống, độc tố, lối sống) có thể ảnh hưởng đến sự biểu hiện về mặt di truyền ra bên ngoài của con người và sự thay đổi biểu hiện về mặt di truyền này được gọi là Ngoại di truyền .
- Việc thực hiện các phân tích sinh hóa toàn diện đối với bất kỳ người nào có thể cho thấy được các thiếu hụt về mặt dinh dưỡng do yếu tố di truyền. Một số thiếu hụt chỉ tầm quan trọng rất nhỏ đối với hoạt động hàng ngày của con người, trong khi những thiếu hụt dinh dưỡng khác có thể dẫn đến các VẤN ĐỀ NGHIÊM TRỌNG VỀ MẶT THẦN KINH.
- Dựa trên các kết quả phân tích sinh hóa (vd: xét nghiệm máu, phân…), bác sĩ dinh dưỡng sẽ cho bạn biết những chất dinh dưỡng nào bị thiếu, và bs sẽ dựa vào giá trị ” Hàm lượng dinh dưỡng khuyến nghị bổ sung hàng ngày – (Recommended Daily Allowance – RDA) của những chất dinh dưỡng đó để đưa ra các chỉ định bổ sung dinh dưỡng phù hợp và việc bổ sung này thể giúp CHỐNG LẠI XU HƯỚNG THIẾU HỤT VỀ MẶT DINH DƯỠNG DO YẾU TỐ DI TRUYỀN.
Nguyên tắc về trị liệu dinh dưỡng:
- Như đã đề cập ở trên, có vô số những nguyên nhân từ yếu tố di truyền và môi trường gây nên sự mất cân bằng dinh dưỡng ở cơ thể và não bộ.
- Nếu não bộ bị dư thừa (overload) hoặc thiếu hụt (deficiency) nghiêm trọng các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tổng hợp hoặc hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh, người bệnh có thể có nguy cơ mắc các bệnh lý về thần kinh. Sự hiểu biết này đã tạo ra một phương pháp y học mới trong điều trị trầm cảm, lo âu và các loại bệnh lý về thần kinh khác gọi là LIỆU PHÁP SINH HÓA HOẶC TRỊ LIỆU BẰNG DINH DƯỠNG.
Các yếu tố chính của quá trình trị liệu dinh dưỡng là:
- Chẩn đoán sự mất cân bằng dinh dưỡng thông qua: Xét nghiệm máu, nước tiểu và mô/tế bào
- Áp dụng các liệu pháp trị liệu nhằm bình thường hóa mức độ dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh
- Điều chỉnh Ngoại di truyền của hoạt động dẫn truyền thần kinh bằng các liệu pháp trị liệu dinh dưỡng có chủ đích
- Giảm thiểu các gốc tự do gây căng thẳng cho não bộ.
- Chủ yếu sử dụng các chất có nguồn gốc trong tự nhiên và là thành phần vốn có cơ thể / não bộ để giúp các bất thường về sinh hóa và dinh dưỡng trong cơ thể của người bệnh dần trở lại trạng thái bình thường vì vậy bệnh nhân sẽ không có các tác dụng phụ nghiêm trọng như triệu bằng các loại thuốc thần kinh thông thường.
- Có thể kết hợp trị liệu dinh dưỡng và sử dụng thuốc DƯỚI SỰ TƯ VẤN VÀ GIÁM SÁT CHẶT CHẼ CỦA BÁC SỸ CÓ CHUYÊN MÔN PHỤ TRÁCH cũng sẽ là một sự kết hợp tuyệt với cho việc trị liệu các bệnh lý về thần kinh để thay thế cho các loại thuốc thần kinh đang sử dụng hiện nay – theo kinh nghiệm mình làm việc với bác sĩ của con mình thì trường hợp này áp dụng cho các trẻ lớn.
Lời khuyên của chuyên gia về trị liệu dinh dưỡng cho trẻ có nhu cầu đặc biệt:
- Cần có sự xét nghiệm và tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng cho trẻ đặc biệt trước khi thực hiện trị liệu.
- Nên tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng khi áp dụng chế độ trị liệu dinh dưỡng cho con vì chỉ có các chuyên gia này mới liên tục cập nhật các kết quả nghiên cứu mới nhất và có các kiến thức chuyên môn chuyên sâu để lên chương trình can thiệp dinh dưỡng cụ thể cho con.
- Trong quá trình nghiên cứu, làm việc với hàng ngàn bệnh nhân có vấn đề về sức khỏe tâm thần, tiền sỹ William đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra TÌNH TRẠNG DU THỪA CÁC CHẤT DINH DƯỠNG SẼ GÂY HẠI NHIỀU MỐI NGUY HẠI HƠN LÀ THIẾU HỤT. Điều này giải thích tại sao hầu hết các sản phẩm vitamin tổng hợp/khoáng chất NẾU BỔ SUNG BỪA BÃI sẽ không mang lại hiệu quả đối với bệnh nhân mắc các bệnh lý về thần kinh và có thể gây hại nhiều hơn là có lợi.
- Một số ví dụ có thể làm rõ hơn nguyên tắc “Dư thừa” này: Bệnh nhân bị dư thừa đồng, vitamin B6, methionine, axit folic hoặc sắt có khả năng làm tình trạng bệnh tật họ trở nên tồi tệ hơn nếu họ dùng các thực phẩm chức năng có chứa các chất dinh dưỡng này.
Dư thừa đồng (Cu):
- Trong não bộ sẽ có xu hướng làm giảm mức độ các chất dẫn truyền thần kinh dopamine và tăng norepinephrine trong não. Mất cân bằng trong các chất dẫn truyền thần kinh quan trọng này có liên quan đến tâm thần phân liệt hoang tưởng, rối loạn lưỡng cực, trầm cảm sau sinh, ADHD, tự kỷ và hành vi bạo lực.
- Hầu hết những người có đồng trong máu tăng cao cũng biểu hiện kẽm bị suy nhược và dư thừa các chất gây mất cân bằng oxy hóa (oxidative stress). Ở những người khỏe mạnh, mức đồng được điều chỉnh bởi MT và các protein khác liên kết với đồng dư thừa và mang nó ra khỏi cơ thể.
- Tuy nhiên, hoạt động MT có thể được giảm đáng kể do thiếu kẽm hoặc các chất làm mất cân bằng oxy hóa gia tăng. Nhiều người được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần có xu hướng bẩm sinh về mức độ đồng tăng cao, và điều này khiến họ bị rối loạn tâm thần.
- Liệu pháp trị liệu dinh dưỡng để bình thường hóa mức đồng có thể có hiệu quả trong việc cân bằng mức độ hooc môn dopamine và norepinephrine cho những người này. Phương pháp điều trị này không tốn kém và tương đối không có tác dụng phụ khi dùng đúng cách.
- Tuy nhiên, nếu người bệnh lại bổ sung các thực phẩm chức năng có chứa hàm lượng cao thì không những không cải thiện vấn đề mà còn làm cho tình trạng bệnh lý trầm trọng hơn rất nhiều.
Một ví dụ khác là về vitamin B6:
- Thiếu vitamin B6 có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng thực thể thường mơ hồ và khó chẩn đoán. Chúng có thể bao gồm hồi hộp, mất ngủ, yếu cơ và đi lại khó khăn.
- Quá nhiều B6 có thể gây ra bệnh thần kinh với mất cảm giác ở các khu vực của da. Tuy nhiên, tác dụng phụ này là tạm thời và có thể được cải thiện bằng cách giảm lượng B-6.
- Một triệu chứng phổ biến khác của tình trạng quá tải B-6 là xuất hiện của những cơn ác mộng.
- Bên cạnh đó, một số người dù được cho uống đủ hàm lượng B6 cần thiết nhưng lại không có hiệu quả đáng kể. Vì vậy, trong một số trường hợp, đặc biệt là các bệnh nhân mắc các bệnh lý về thần kinh, bác sĩ dinh dưỡng sẽ chỉ định dùng B6 kết hợp với PLP thì lại mang lại hiệu quả.
Ví dụ đối với kẽm:
- Thiếu kẽm là sự mất cân bằng hóa học được quan sát thường xuyên nhất trong dân số sức khỏe tâm thần. Hơn 90% những người được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm, rối loạn hành vi, ADHD, tự kỷ và tâm thần phân liệt biểu hiện nồng độ kẽm trong huyết tương bị suy giảm, từ thiếu bình thường đến thiếu nghiêm trọng.
- Thiếu kẽm di truyền hoặc mắc phải thường có thể được điều chỉnh trong vòng hai tháng bằng liệu pháp trị liệu dinh dưỡng.
- Tuy nhiên, việc điều trị này phải được thực hiện dần dần đối với những người biểu hiện dư thừa nghiêm trọng các kim loại độc hại hoặc dư thừa đồng để tạm thời ngăn chặn các độc tố này trong máu và đẩy ra khỏi cơ thể.
- Tăng nồng độ kẽm trong máu dẫn đến sản xuất MT cao hơn và các protein mang kẽm khác giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Phải thận trọng đặc biệt đối với những người bị dư thừa cadmium vì loại bỏ các độc tố này quá nhanh có thể làm hỏng ống thận.
- Việc xét nghiệm kẽm trong huyết tương nên là bắt buộc đối với tất cả bệnh nhân được chẩn đoán mắc chứng rối loạn hành vi, ADHD, tự kỷ hoặc bệnh lý khác về thần kinh trước khi bổ sung vi lượng này.
Ví dụ đối với cân bằng Methyl và Folate trong cơ thể:
- Bất thường trong methyl hóa và hóa học folate là phổ biến trong tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, trầm cảm, lo lắng và rối loạn hành vi nhất định.
- Tuy nhiên, hàm lượng riêng lẻ của methyl (CH3-) và folate trong não bộ không quan trọng bằng tỷ lệ methyl/folate. Việc mất cân bằng về tỉ lệ nồng độ của hai chất này do yếu tố di truyền hoặc mắc phải trong quá trình sinh sống có thể là NGUYÊN NHÂN của hơn 50% tất cả các bệnh lý về thần kinh.
- Việc sử dụng các loại thuốc thần kinh cho những người bệnh mất cân bằng về tỉ lệ Methyl và folate sẽ không mang lại hiệu quả toàn diện bằng liệu pháp dinh dưỡng để cân bằng tỉ lệ này và đây là phương pháp tiếp cận một cách khoa học và trực tiếp hơn có thể tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Liệu pháp dinh dưỡng để bình thường hóa nồng độ methyl và folate đã dẫn đến hàng ngàn báo cáo về sự cải thiện rất lớn lớn ở những bệnh nhân mắc chứng rối loạn tâm thần, trầm cảm, lo lắng và các bệnh lý về thần kinh khác.
- Vì vậy, nếu phụ huynh tự ý bổ sung riêng lẻ từng loại (methyl và folate) mà không có quá trình đánh giá và chỉ định của chuyên gia dinh dưỡng có thể sẽ không mang lại hiệu quả mong muốn.
Đối với việc bổ sung axit béo thiết yếu (omega 3, omega 6, DHA, EPA..)
1. Có hơn 300 chất béo khác nhau trong cơ thể con người và não có hàm lượng chất béo rất cao (khoảng 65%). Các axit béo không bão hòa đặc biệt quan trọng vì chúng cung cấp tính lưu động cho màng tế bào và hỗ trợ trong giao tiếp giữa các tế bào não. Tại các khớp thần kinh có hoạt động, bốn chất béo chiếm hơn 90% hàm lượng lipid:
- axit docosahexaenoic (DHA),
- axit eicosapentaenoic (EPA),
- axit arachidonic (AA)
- axit dihomo-gamma-linolenic (DGLA).
2. Trong số này, DHA (một loại axit béo omega-3) được tìm thấy ở nồng độ cao nhất và dường như có tác động lớn nhất đến chức năng não. Thiếu hụt DHA có liên quan đến trầm cảm, ADHD, tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực và mất trí nhớ
3. Tầm quan trọng thứ hai có thể là EPA, một loại axit béo omega-3 khác. DHA và EPA là các axit béo thiết yếu (EFA) đã trở thành chất bổ sung dinh dưỡng rất phổ biến.
4. AA và DGLA là EFA omega-6 và ở sự dư thừa các chất này gặp phổ biến ở những người tiêu thụ nhiều đồ ăn vặt;
5. Tỷ lệ lý tưởng của EFA trong chế độ ăn uống được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là từ 3 đến 6 gram omega-6 cho mỗi gram omega-3.
6. Việc bổ sung bừa bãi omega-3 có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng cho một số bệnh nhân. Ví dụ, hầu hết những người bị rối loạn pyrrole nghiêm trọng đều có đủ lượng dầu omega-3 nhưng rất thiếu AA. Bổ sung dầu hoa anh thảo giàu omega 6 sẽ giúp các bệnh nhân này cải thiện tình trạng rất nghiêm trọng nhưng nếu chỉ bổ sung omega 3 có thể khiến bệnh tình họ trở nên trầm trọng hơn.
7. Ngược lại, hầu hết các bệnh trầm cảm và tâm thần phân liệt đều thiếu DHA và EPA và bệnh tình có thể cải thiện đáng kể nhờ bổ sung omega-3.
8. Hầu hết các rối loạn tâm thần liên quan đến gia tăng hàm lượng chất chống oxy hóa có thể có thể hủy hoại hết các axit béo thiết yếu EFAs. May mắn thay, phosphatidyl là các axit béo cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho DHA, EPA, AA và DGLA khi có các gốc tự do oxy hóa. Bốn phosphatidyl chính có choline, serine, inositol hoặc ethanolamine gắn vào cuối phân tử. Vì vậy nếu bổ sung riêng lẻ các axit béo EFAs với các bệnh nhân này sẽ không mang lại hiệu quả đáng kể….
Luôn nhớ rằng không có hai đứa trẻ nào có các quá trình sinh hóa hoàn toàn giống nhau (ngay cả trẻ sinh đôi), vì vậy một chương trình trị liệu dinh dưỡng có thể rất hiệu quả với trẻ này nhưng lại không hiệu quả với trẻ khác, thậm chí có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Do đó các phụ huynh không nên hỏi, lấy đơn thuốc của trẻ khác về để cho con mình uống.
Bổ sung dinh dưỡng cho các trẻ có vấn đề về rối loạn giác quan (vị giác, xúc giác, thị giác…) cũng không phải là dễ dàng, vì vậy các chuyên gia dinh dưỡng có thể đưa ra lời khuyên hoặc sản phẩm phù hợp cho con bạn.