TRỊ LIỆU Y SINH LÀ GÌ?
Cách tiếp cận trị liệu y sinh tập trung vào việc xác định và điều trị nguyên nhân gốc rễ của những triệu chứng gây nên hội chứng tự kỷ.
Một số nguyên nhân gốc rễ được nhắc đến qua nhiều nghiên cứu như:
-
-
Viêm nhiễm
-
Nhiễm trùng ruột
-
Mất cân bằng dẫn truyền thần kinh
-
Rối loạn chức năng miễn dịch
-
Dị ứng, nhạy cảm với thực phẩm
-
Quá tải kim loại nặng
-
Mất cân bằng về dinh dưỡng
-
Rối loạn chuyển hóa
-
Những nguyên nhân này liên kết với những triệu chứng xảy ra ở nhóm trẻ đặc biệt. Từ triệu chứng, biểu hiện của trẻ liên kết với các nguyên nhân để nhận biết nguyên nhân nào gây ra triệu chứng nào, từ đó có giải pháp chữa trị và cải thiện.
Tóm lược lại, các nguyên nhân bao gồm:
1. Dị ứng thực phẩm và sự nhạy cảm với thực phẩm
Nhiều triệu chứng ở trẻ tự kỷ xuất phát từ vấn đề này, vậy nhạy cảm thực phẩm là gì? Đó là khi mà con sử dụng một số thực phẩm chứa những chất như: Đường, Gluten (những sản phẩm bằng bột mì), Casein (có trong các loại sữa động vật), chất bảo quản, chất tạo màu…thì trẻ sẽ có những triệu chứng, biểu hiện khác thường mà cha mẹ có thể quan sát được
2. Nhiễm khuẩn đường ruột
Khá nhiều trẻ đặc biệt gặp vấn đề này. Một phần cũng là do các con nhạy cảm với thực phẩm, không tiêu hóa được các thực phẩm nêu ở trên, gây ra vấn đề về nhiễm trùng ruột hoặc viêm nhiễm ở ruột.
3. Mất cân bằng về dinh dưỡng
Sự nhạy cảm với thực phẩm, nhiễm khuẩn đường ruột diễn ra trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, khiến con không hấp thu được các chất dinh dưỡng, bị thiếu hụt dưỡng chất. Bởi cơ thể chúng ta cần phải có dinh dưỡng để duy trì và phát triển, nếu không đủ dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng không tốt đến chức năng của các cơ quan trong cơ thể
4. Nhiễm kim loại nặng
Nhiều trẻ đặc biệt có nồng độ kim loại nặng khá cao trong cơ thể, bắt nguồn từ đồ ăn thức uống hàng ngày, hoặc các đồ dùng, sản phẩm mà chúng ta tiếp xúc có thể chứa kim loại nặng. Quá nhiều kim loại nặng sẽ gây ra vấn đề rối loạn chức năng miễn dịch ở trẻ
=> Chính những nguyên nhân tiềm ẩn trên đây gây ra các vấn đề về cảm giác, về hành vi ở trẻ đặc biệt, ví dụ như hung hăng, khó chịu hay tức giận, tự làm đau bản thân
Ví dụ: Tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng lâu dài ở trẻ có thể dẫn đến một số vấn đề về chậm phát triển: chậm nói, chậm phát triển trong học tập, trong tương tác xã hội.
CONCEPT CÁI CÂY
Hãy tưởng tượng con bạn giống 1 cái cây, cần nước, ánh sáng, vi chất, khoáng chất (phân bón)… Nếu thiếu 1 yếu tố cây sẽ không thể phát triển tốt được. Cũng có thể vấn đề đến từ chính cái cây, chẳng hạn như rễ cây không khỏe mạnh nên không hấp thu được đủ nước, hay gốc cây, lá cây có vấn đề hoặc sự tấn công của các loại vi khuẩn ở bên ngoài, nấm mốc ở trong đất… cũng gây khó khăn cho sự phát triển bình thường của cái cây.
Muốn cái cây đơm hoa kết quả thì cần nhiều yếu tố và quan trọng chính bản thân cái cây cũng phải khỏe mạnh:
Tương tự, con của chúng ta cũng cần dinh dưỡng đầy đủ, cần chế độ ăn uống lành mạnh để có một cơ thể khỏe mạnh và ngược lại. Chính cái cây khỏe mạnh thì mới hấp thu được dưỡng chất, ánh sáng, nước mà phát triển.
Khi chúng ta chữa trị những nguyên nhân gốc rễ,nó không chỉ giúp trẻ khỏe mạnh hơn, mà còn giúp trẻ phát triển cả về chức năng não bộ cũng như cải thiện các vấn đề về chậm phát triển (chậm nói, chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển tương tác xã hội…)
Mối liên hệ giữa giáo dục – các – dinh dưỡng và trị liệu y sinh:
3 lĩnh vực trên được xem như 3 đỉnh của 1 tam giác, chúng liên hệ chặt chẽ và ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ nói riêng và phát triển thể chất nói chung ở trẻ. Trong đó:
-
-
Giáo dục: Là một yếu tố quan trọng xứng đáng được đề cao vì vai trò của mình. Đây cũng là yếu tố phổ biến, các cha mẹ có con là trẻ đặc biệt hầu như đều cho con đi học can thiệp
-
Các phương pháp trị liệu: Trị liệu ngôn ngữ, trị liệu cơ năng, trị liệu cảm giác,… cũng là yếu tố quan trọng không kém
-
CONCEPT CHIẾC MÁY TÍNH
Hãy tưởng tượng con trẻ như một chiếc máy tính, trong đó: Hai yếu tố trên được coi như phần mềm. Và trị liệu y sinh cùng dinh dưỡng, chế độ ăn, các thực phẩm bổ sung, thuốc được coi là phần cứng
Chiếc máy tính chỉ có thể hoạt động trơn tru khi cả phần cứng và phần mềm đều hoạt động tốt. Phần mềm – các chương trình – hay những gì được các thầy cô dạy, giáo dục, sẽ được ứng dụng tốt khi phần cứng – tức cơ thể, chế độ dinh dưỡng, trị liệu y sinh được chăm sóc tốt, khỏe mạnh và phù hợp với thể trạng của con. Phần cứng càng khỏe thì các phần mềm sẽ được khởi động và chạy mượt mà hơn, đem lại hiệu quả tốt hơn.
Từ trước đến nay cha mẹ thường tập trung vào giáo dục vì nó rất quan trọng, chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của giáo dục. Và các nhà giáo dục ở Việt Nam đang làm tốt việc này. Nhưng cha mẹ lại đôi khi quên đi rằng cơ thể của con mới là nền tảng quan trọng để con tiếp thu tốt được những kiến thức, kỹ năng mà thầy cô, gia đình dạy dỗ. Con có khỏe mạnh mới học tập hiệu quả được. Nếu con có những bất thường, khó chịu trong cơ thể mà không được hỗ trợ cũng sẽ gây khó khăn cho việc tiếp thu các kiến thức, trị liệu.
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA TRỊ LIỆU Y SINH
3 người đóng vai trò quan trọng trong trị liệu y sinh: ông Bernard Rimland, Sydney Baker và ông Jon Pangborn. Ba người này được coi là cha đẻ của phương pháp trị liệu y sinh.
Cuốn sách được viết bởi cha đẻ của phương pháp Trị liệu y sinh, xuất bản năm 2005, tên là Autism Effective Biomedical Treatments. Cha mẹ hay nhà chuyên môn quan tâm đến phương pháp này có thể tìm cuốn sách này trên amazon hoặc mua online.
Phương pháp trị liệu y sinh phổ biến vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, được phổ rộng bởi một tổ chức tên là DAN (Defeat Autism Now – đánh bại chứng tự kỷ). Sau đó Viện nghiên cứu chứng tự kỷ đã dừng nghị định DAN này vào năm 2011.
Tiếp đó, Hiệp hội y khoa Hoa Kỳ về trẻ có nhu cầu đặc biệt MAPS được thành lập vào năm 2018 do một nhóm các chuyên gia đứng đầu cung cấp chương trình giáo dục toàn diện và học bổng cho các chuyên gia y tế để chăm sóc trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ hoặc các rối loạn liên quan khác như tăng động giảm chú ý, chậm nói, hội chứng down, bại liệt não… và các khó khăn về học tập, ngôn ngữ cũng có thể tham gia.
Bác sĩ Yee đã theo học chương trình của MAPS về trị liệu y sinh. Chương trình diễn ra hàng năm và các nhà chuyên môn, chuyên gia y tế, dinh dưỡng có nhu cầu quan tâm đến trẻ đặc biệt hay trị liệu y sinh đều có thể đăng ký tham gia.
CÁC YẾU TỐ TRONG TRỊ LIỆU Y SINH
1. Chế độ ăn uống
Cha mẹ hoàn toàn có thể tự tìm hiểu nhiều thông tin về dinh dưỡng trên mạng. Có rất nhiều nguồn tham khảo, tuy nhiên cha mẹ có thể tìm hiểu Website https://tacanow.org/ đây là một tổ chức tại Mỹ về hỗ trợ cho cha mẹ và những người chăm sóc trẻ đặc biệt
2. Các xét nghiệm
Xét nghiệm trong phòng thí nghiệm có nhiều loại:
-
Xét nghiệm tóc (để tìm hiểu về mức độ nhiễm kim loại nặng của trẻ)
-
Xét nghiệm về sự nhạy cảm với thức ăn: Xem trẻ đang nhạy cảm với nhóm thực phẩm nào, có dị ứng không
-
Phân: Sự nhiễm khuẩn về vi khuẩn hay nấm mốc trong mẫu phân của trẻ
-
Nước tiểu: Để xem xét có bị nhiễm khuẩn, nấm mốc hay mất cân bằng dẫn truyền thần kinh, mất cân bằng dinh dưỡng
Sau khi nhận được kết quả xét nghiệm, các bác sĩ sẽ tiến hành phân tích kết quả đó, để xem kết quả đó có liên kết với những triệu chứng hiện tại của con hay không. Nếu nó trùng khớp thì bác sĩ sẽ bắt đầu đưa ra phác đồ điều trị những nguyên nhân gốc rễ đó để cải thiện tình trạng của trẻ.
Bước đầu tiên trong việc điều trị đó chính là thay đổi chế độ ăn. Một trong những chế độ mà bác sĩ Yee ưu tiên cũng như đã khá phổ biến trên thế giới, có nhiều nghiên cứu đó là chế độ GFCF. Cộng đồng Thắp Đèn Xanh đã có nhiều bài chia sẻ thông tin, kiến thức và tài liệu về chế độ này, ba mẹ có thể tìm đọc tại: Thắp Đèn Xanh – Đồng Hành Cùng Trẻ Tự Kỷ cũng như chia sẻ cho những người cần thiết nhé.
3. Các loại thực phẩm chức năng bổ sung
Ngoài chế độ dinh dưỡng, đôi khi sẽ cần bổ sung các thực phẩm chức năng cho con về ruột và não (nên sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ, nhà chuyên môn), hay các thức uống giàu dinh dưỡng để tăng cường dưỡng chất cho con phát triển toàn diện. Cha mẹ có thể tham khảo dòng sản phẩm Miwako phù hợp với chế độ GFCF được bác gợi ý nhé.
4. Sử dụng thuốc
Cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
5. Đọc tài liệu:
Cha mẹ không thể phụ thuộc vào bất cứ ai, giáo viên, bác sĩ bởi những nhà chuyên môn dành thời gian với con ít hơn nhiều so với cha mẹ. Con ở với cha mẹ hầu như mọi lúc, do đó cha mẹ nên tự trang bị kiến thức cho mình để tự can thiệp và hỗ trợ con.
=> Tóm lại, mục tiêu của trị liệu y sinh:
-
Xác định và điều trị tất cả những vấn đề, bệnh lý tiềm ẩn ở trẻ đặc biệt
-
Giúp trẻ đạt được tình trạng sức khỏe tối ưu, các chức năng cơ thể vận hành tốt
-
Tối đa hóa sự an toàn và hiệu quả trị liệu bằng chế độ dinh dưỡng, xét nghiệm y khoa và các phương pháp điều trị khác
LỢI THẾ VÀ BẤT LỢI CỦA TRỊ LIỆU Y SINH
Tác động của trị liệu y sinh:
-
-
Hỗ trợ tăng cường nhận thức về ngôn ngữ (con có thể tiếp thu và phát triển ngôn ngữ tốt hơn)
-
Cải thiện tương tác xã hội
-
Cải thiện về nhận thức, về hiểu biết, về học tập
-
Tăng cường giao tiếp mắt hay phản ứng với các rủi ro, tác động môi trường
-
Cải thiện vấn đề về các hành vi tự kích thích, tự gây thương tích, gây hấn, hung hăng, cáu giận…
-
Thấu hiểu và có cảm nhận, có cảm xúc, tăng khả năng chịu đựng, tiếp xúc cơ thể
-
Ưu điểm:
Cải thiện hầu hết các nguyên nhân gốc rễ đã nêu
-
-
Cân bằng dinh dưỡng
-
Cải thiện sự nhiễm trùng ruột
-
Giảm nhiễm kim loại nặng
-
Cải thiện mất cân bằng về dẫn truyền thần kinh
-
Cải thiện mất cân bằng về chức năng miễn dịch
-
Giảm tình trạng viêm nhiễm
-
Nhược điểm:
-
-
Cần thời gian lâu dài, cha mẹ cần kiên nhẫn mới thấy được sự cải thiện của con, mỗi trẻ có một mốc thời gian riêng
-
Gánh nặng chi phí, bởi con không chỉ theo 1 phương pháp. Trị liệu y sinh sẽ gia tăng thêm một phần chi phí khiến cha mẹ tốn kém thêm
-
Kiến thức: Chưa có nhiều kiến thức về lĩnh vực này, cha mẹ cần tìm hiểu kỹ và thật sự quan tâm để chuyên tâm trị liệu cùng con cũng như chưa có nhiều nhà chuyên môn trong lĩnh vực này, có chuyên môn và kinh nghiệm làm việc cùng trẻ đặc biệt
-
Trẻ không hợp tác: Một số loại thuốc được kê nhưng trẻ không chịu uống, hoặc không chịu ăn theo chế độ mà bác sĩ đã đưa ra
-
=> Những rào cản này sẽ gây khó khăn trong việc trị liệu y sinh cho trẻ đặc biệt
CÁCH BẮT ĐẦU VỚI TRỊ LIỆU Y SINH
-
Tìm kiếm những kiến thức bằng cách đọc tài liệu hoặc trong các hội nhóm hỗ trợ gia đình trẻ đặc biệt
-
Tiếp cận với những người kết nối
-
Đặt lịch hẹn với các chuyên gia, bác sĩ
-
Tư vấn và thực hiện các xét nghiệm về y khoa (tùy từng trẻ)
-
Xây dựng chế độ ăn và dinh dưỡng
-
Trị liệu và theo dõi diễn biến của trẻ
Lưu ý: Mỗi trẻ đặc biệt đều có vấn đề hoặc triệu chứng khác nhau nên sẽ không áp dụng theo một phác đồ điều trị cố định. Thời gian và các yếu tố trong trị liệu cũng tùy thuộc vào tình trạng của trẻ và hiệu quả trị liệu cũng sẽ khác nhau nên cha mẹ không nên so sánh sự tiến bộ của trẻ này với trẻ khác.
KẾT LUẬN
Trong quá trình điều trị cho trẻ tự kỷ, không ai có vai trò quan trọng hơn ai mà tất cả mọi người đều phải chung tay hỗ trợ để trẻ tiến bộ từng ngày. Bất kể là bác sĩ, nhà trị liệu, giáo viên hay cha mẹ và chính bản thân trẻ đều vô cùng quan trọng như nhau. Chúng ta cần chung tay giúp đỡ nhau, giúp đỡ trẻ hòa nhập, tự lập,…để nâng cao chất lượng cuộc sống của các con.
Xin trân trọng cảm ơn ba mẹ cùng các nhà chuyên môn đã dành thời gian tham gia buổi chia sẻ của bác sĩ Yee. BQT hy vọng mọi người đã có cái nhìn bao quát và hiểu rõ hơn về phương pháp trị liệu y sinh, có thêm một sự lựa chọn khi tìm kiếm phương pháp can thiệp cho con em mình