Một trong những vấn đề thách thức nhất đặt ra cho phụ huynh trẻ tự kỷ đó là tình trạng thoái lui (autistic regression) với biểu hiện là trẻ ngày càng bị mất đi những kỹ năng đã có được, không học hỏi thêm được kỹ năng gì mới mặc dù có thể trước đó trẻ vẫn phát triển bình thường. Vậy tự kỷ thoái lui là gì? và những phương pháp trị liệu nào hiệu quả hiện nay để cải thiện tình trạng này? Hãy cùng các chuyên gia của cộng đồng “ Thắp đèn xanh – Đồng hành cùng trẻ tự kỷ” tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp cải thiện trong bài viết dưới đây:
- Tự kỷ thoái lui là gì?
- Một đứa trẻ có chẩn đoán bị tự kỷ thoái lui, nếu trước đây có sự phát triển bình thường, nhưng vào giai đoạn từ 15 đến 30 tháng tuổi, trẻ đột nhiên hay mất dần ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp. Sự thoái lui có thể xảy ra với mức độ nhanh hay chậm, thường biểu hiện rõ sau một thời gian trẻ ngừng phát triển và không phát triển được thêm kỹ năng gì mới nữa, thậm chí có thể mất đi những kỹ năng đang có.
- Biểu hiện
Sau đây là những biểu hiện chung của trẻ bị tự kỷ thoái lui: thường xuất hiện từ lúc trẻ 15 tháng tuổi, có thể gặp các vấn đề khó khăn như:
- Ăn và ngủ thất thường và gặp khó khăn hơn rất nhiều trong việc chăm sóc trẻ so với thời gian trẻ chập chững mới biết đi.
- Trẻ có biểu hiện tránh hoặc giảm thiểu sự giao tiếp bằng mắt với mọi người trong gia đình.
- Trẻ ngày càng không phản ứng khi phụ huynh hoặc giáo viên gọi tên mình.
- Trẻ không chỉ trỏ, dùng từ đơn gọi vật thể, hoặc mất đi những sở thích vốn có trước kia;
- Chỉ muốn sinh hoạt một mình và chơi mãi 1 đồ chơi nào đó.
- Trẻ không còn cảm nhận và hiểu được cảm xúc của người thân, tỏ ra lo sợ đủ điều;
- Trẻ phát sinh chứng lặp đi lặp lại lời nói của người khác.
- Phát sinh những hành vi rập khuôn, bị cuốn hút bởi những sở thích kỳ lạ, như thích nhún mình, quay người vòng vòng, xòe tay, đan tay trước mặt, vỗ tay làm cánh chim bay, xếp đồ chơi theo các đường thẳng trên giường ngủ hoặc trên sàn nhà.
- Ăn vạ mỗi khi có sự thay đổi nhỏ trong nề nếp sinh hoạt ở gia đình.
- Phản ứng khác thường với âm thanh và biểu hiện những cảm giác bất thường khác như sờ, ngửi, nếm, v.v…
- Thay đổi hoặc đảo ngược cách dùng đại từ trong cách xưng hô. Ví dụ: Gọi cha là mẹ, mẹ là con.
- Không thích ai sờ chạm đến mình.
- Không tỏ ra chú ý hay cảnh giác về sự hiểm nguy khi ra đường hay khi đối mặt với sông, hồ …
- Làm cách nào để cải thiện tình trạng thoái lui
- Trẻ bị tự kỷ thoái lui cần được phát hiện và can thiệp sớm bằng những phương pháp trị liệu có bằng chứng khoa học và hầu hết trẻ tự kỷ đều có những biểu hiện, ưu và khuyết điểm khác nhau.
- Sự tiến bộ hay “hồi phục” tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, chẳng hạn kinh nghiệm và trình độ chuyên môn của giáo viên, chuyên viên trị liệu, bác sỹ điều trị và mức độ hỗ trợ của phụ huynh ở gia đình, thời gian giáo dục /trị liệu đúng hướng, đúng cách, và “nội lực” cá biệt của từng trẻ.
- Ai là người thực hiện?
Do tự kỷ là một hội chứng với nhiều khiếm khuyết cốt lõi khác nhau trong nhiều lĩnh vực, vì vậy rất cần sự kết hợp của chuyên gia trong nhiều lĩnh vực như: giáo dục, dinh dưỡng, y học…và phụ huynh để trẻ có sự cải thiện toàn diện.
- Về giáo dục, trị liệu trẻ cần được can thiệp sớm nhất có thể với các phương pháp giáo dục chuẩn mực nhất hiện nay như: ABA, CBT, TEACH, PECS, Floortime, OT.., trị liệu về điều hòa cảm giác..bởi các chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm và chuyên sâu.
- Về dinh dưỡng: trẻ tự kỷ, đặc biệt là tự kỷ thoái lui, cần được thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp đó là chế độ không gluten – casein (GFCF), bao gồm hạn chế tối đa các chất có hại, kích thích thần kinh như gluten, casein, phẩm màu độc hại, dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật, đặc biệt là giảm thiểu tối đa các chất oxy hóa và chất kích thích thần kinh glutamate, ở liều lượng cao, chất này có thể kích thích tế bào thần kinh quá mức gây hỏng/chết tế bào thần kinh.
Bên cạnh đó cần bổ sung tăng cường các dinh dưỡng đặc biệt quan trọng đến chức năng thần kinh như GABA (chất có tác dụng làm dịu căng thẳng thần kinh, giảm thiểu tối đa tác dụng phụ của glutamate và thường thiếu hụt rất nhiều trong não bộ trẻ đặc biệt), dinh dưỡng giàu omega 3 (dạng DHA, EPA và ALA..), folic acid, vitamin B12..
- Về y học: Các nhà chuyên môn cho rằng tự kỷ thoái lui là do yếu tố di truyền (genetic), hoặc có thể là do những yếu tố môi trường (environmental factors) gây nên, dựa vào những công trình nghiên cứu khoa học ở Đại Học Davis, California (Mỹ), tựa là “Mitochondrial Dysfunction in Autism – Rối loạn chức năng ty thể ở trẻ tự kỷ”. Các chuyên gia đưa ra kết luận:
“Tự kỷ thoái lui có nguyên nhân về mặt sinh học. Các tế bào không thể sản xuất và cung cấp năng lượng để phát triển não bộ, ti thể (bộ phận phụ trách sách xuất năng lượng cho tế bào) bị tổn hại nghiêm trọng, và sự gia tăng quá mức các chất oxy hóa trong não bộ”.
Điểm mấu chốt ở đây đó là nếu các tế bào não không thể sản xuất đủ năng lượng và có quá nhiều chất oxy hóa (oxidative stress) gây ảnh hưởng, thì các tế bào thần kinh không thể hoạt động, các kết nối không được tạo ra và hệ thống thần kinh không hoạt động hiệu quả. Trên thực tế, vấn đề mất năng lượng này được tìm thấy trong hầu hết các bệnh mãn tính và lão hóa – từ bệnh tiểu đường đến bệnh tim cho đến chứng sa sút trí tuệ. Chức năng não và sự phát triển thần kinh nói riêng phụ thuộc nhiều vào năng lượng.
Đây chính là cơ sở để các bác sĩ thần kinh cho trẻ tự kỷ xây dựng nên phương pháp điều trị trẻ tự kỷ thoái lui gọi là “ điều trị khiếm khuyết về chức năng ti thể, giảm thiểu tối đa các chất oxy hóa trong não bộ nhằm cải thiện những bất thường về mặt sinh học ở trẻ mắc chứng tự kỷ thoái lui.
Vậy điều trị rối loạn chức năng ty thể ở và dự thừa các chất chống oxy hóa trẻ tự kỷ thoái lui như thế nào?
- Ti thể được coi là nhà máy năng lượng của tế bào vì nó tạo ra năng lượng cho các quá trình hoạt động của tế bào. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự bất thường của ty thể được tìm thấy có thể lên đến 80% ở trẻ tự kỷ,
Nếu ti thể bị ảnh hưởng, nó có thể dẫn đến trẻ tăng trưởng kém, chậm phát triển và yếu cơ, mắc các vấn đề thần kinh, động kinh, đau nửa đầu, đột quỵ và rối loạn vận động, …
- Một số phương pháp điều trị đã được sử dụng để điều trị rối loạn chức năng ty thể, đã được chứng minh giúp giảm thiểu rõ rệt các triệu chứng ở trẻ tự kỷ thoái lui.
- Một số nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng trẻ em mắc cả chứng tự kỷ và chức năng ti thể bị suy giảm đều gặp khó khăn nghiêm trọng về hành vi và nhận thức. Điều này là do não và các bộ phận khác của cơ thể cần rất nhiều năng lượng từ tế bào để hoạt động bình thường.
- Điều trị rối loạn chức năng ti thể thường bao gồm:
- Sử dụng vitamin tổng hợp có chứa vitamin B, chất chống oxy hóa, vitamin E và co-enzym Q10;
- Bổ sung thực phẩm chức năng chuyên biệt;
- Sử dụng các chất chống oxy hóa….
- Những phương pháp điều trị này sẽ giúp cải thiện các triệu chứng cốt lõi và liên quan của chứng tự kỷ, làm chậm hoặc cải thiện tốt tình trạng thoái lui.
Giảm thiểu tối đa các yếu tố gây rối loạn chức năng ti thể và oxy hóa:
- Các chất độc từ môi trường: kim loại nặng (thủy ngân, chì, cadimi..) và các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy;
- Các chất gây nhiễm trùng cho cơ thể, gluten, casein và chất gây dị ứng (gây viêm nhiễm đường tiêu hóa, não bộ), đường và thực phẩm chế biến sẵn..
- Chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng như omega 3, kẽm, magie, vitamin D, folic acid…
Tuy nhiên do mỗi đứa trẻ mắc chứng tự kỷ đều có nhiều đặc điểm và khiếm khuyết và các bệnh lý cụ thể khác nhau đi kèm. Do đó, cơ thể sẽ phản ứng khác nhau với các phác đồ điều trị khác nhau nên việc điều trị cho mỗi cá nhân cần có sự cá nhân hóa, nghĩa là mỗi trẻ sẽ có phác đồ điều trị riêng với các đánh giá khó khăn cụ thể, thực hiện các xét nghiệm cơ bản (ví dụ máu, tóc, nước tiểu, chuyên sâu (điện não độ EEG, MRT, đo chất dẫn truyền thần kinh, di truyền…) và dưới sự chỉ định và theo dõi của các chuyên gia Y sinh cho trẻ tự kỷ.
Vì vậy, các bố mẹ hãy cùng tham gia cộng đồng “ Thắp đèn xanh – đồng hành cùng trẻ tự kỷ” của chúng tôi, ở đó có các chuyên gia về giáo dục, dinh dưỡng và đặc biệt là các Bác sỹ về trị liệu thần kinh cho trẻ đặc biệt có kinh nghiệm lâu năm, đặc biệt là các chuyên gia đến từ Malaysia Bác sỹ YEE KOK WAH, người đã có nhiều năm làm việc ở Mỹ và Malaysia về lĩnh vực trị liệu Y sinh (biomedical doctor) cho trẻ tự kỷ, bao gồm cả tự kỷ thoái lui, tự kỷ điển hình, tự kỷ chức năng cao, chậm phát triển trí tuệ, tăng động giảm chú ý, Down…từ đó giúp bố mẹ có các tiếp cận bài bản, chuyên sâu các phương pháp điều trị y học có bằng chứng khoa học và từ có các hướng cải thiện phù hợp và bền vững nhất cho tình trạng của con mình.
Lý lịch trích ngang Dr. Yee Kok Wah:
🎓 Tốt nghiệp Học viện Y khoa Hoa Kỳ về trẻ có nhu cầu đặc biệt (Medical Academy of Paediatric Special Needs -MAPS USA).
🎓 Thạc sĩ Khoa học về Sức khỏe Lão hóa, Thẩm mỹ Y tế và Y học Tái tạo từ Đại học UCSI.
🎓 Tiến sĩ về Quản lý Sức khỏe Tích hợp
🎓Có hơn 15 năm kinh nghiệm trong việc điều trị cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt ở Mỹ và Malaysia.
🎓 Chuyên gia về điều trị y khoa cho Tự kỷ, ADHD, Bại não, Khó khăn trong học tập, Trẻ mắc hội chứng và các bệnh di truyền hiếm gặp..
🎓 Chuyên gia về Liệu pháp y tế tích hợp bao gồm Sinh hóa, Dinh dưỡng và Tế bào gốc..
🎓 Trưởng hội đồng chuyên môn công ty Dawn Bridge
🎓 Giám đốc y tế của Trung tâm y tế – Klinik Dr Yee, Malaysia.
🎓 Giám đốc Y tế của Trung tâm Tài nguyên thần kinh Dr. Yee, Malaysia.
Mời bạn tham gia Group Thắp đèn xanh – Đồng hành cùng trẻ Tự kỷ để thảo luận, chia sẻ và đồng hành cùng các trẻ Tự kỷ!
Tài liệu tham khảo:
- Regressive autism – Wikipedia
- Signs of Autism | National Autism Association
- What is regressive autism and why does it occur? Is it the consequence of multi-systemic dysfunction affecting the elimination of heavy metals and the ability to regulate neural temperature? (nih.gov)
- Breakthrough Discovery on the Causes of Autism | Dr. Mark Hyman (drhyman.com)
- Landrigan, P.J. 2010. What causes autism? Exploring the environmental contribution. Curr Opin Pediatr. 22(2): 219–25. Review.
- Herbert, M. 2005. Autism: A brain disorder or a disorder that affects the brain. Clinical Neuropsychiatry 2(6): 354–379
- Giulivi, C., Zhang, Y.F., Omanska-Klusek, A., et al. 2010. Mitochondrial dysfunction in autism. JAMA. 304(21):2389–96.
- Kanwaljit Singh,Eileen Diggins, Susan L. Connors, et al. 2020. Developmental regression and mitochondrial function in children with autism. Ann Clin Transl Neurol 7(5):683-694.