Hầu hết chúng ta đều có thể điều hoà các thông tin cảm giác mà chúng ta thường xuyên gặp, tại thời điểm đó những thông tin nào quan trọng sẽ được chú ý và chấp nhận và những thông tin nào ít quan trọng sẽ được bỏ qua. Tuy nhiên, đối với người tự kỷ lại không đúng với trường hợp này. Rất nhiều người tự kỷ gặp những khó khăn trong việc xử lý thông tin thông qua các giác quan.Ngoài 5 giác quan là: thính giác, vị giác, thị giác, khứu giác và xúc giác, người tự kỷ cũng gặp khó khăn với cảm giác chuyển động và thăng bằng.
Người tự kỷ có thể bị quá nhạy cảm đối với những cảm giác nhất định, có nghĩa là chỉ cần một chút cảm giác thôi cũng sẽ làm họ bị kích thích. Vì vậy cảm giác đó rất dễ dẫn đến tình trạng quá khích và đó là lý do tại sao người tự kỷ cố gắng để tránh tình trạng này .
Ví dụ: một đứa trẻ bị nhạy cảm với âm thanh, trẻ thường bịt tai lại khi trẻ ở trong một lớp học ồn ào hoặc nghe thấy tiếng máy hút bụi ở nhà. Hoặc một trẻ quá nhạy cảm với vị giác có thể trở thành trẻ cực kỳ kén chọn ăn uống.
Người tự kỷ cũng có thể bị ít nhạy cảm với một số cảm giác nhất định. Điều này nghĩa là phải cảm giác đó phải mạnh mới có thể kích thích được những đối tượng này . Những trẻ ít nhạy cảm đối với một giác quan sẽ có xu hướng tìm kiếm cảm giác đó nhiều hơn để cảm thấy được thoả mãn.
Ví dụ: một đứa trẻ ít nhạy cảm với âm thanh có thể thích bật to tiếng tivi. Hoặc một trẻ ít nhạy cảm đối với chuyển động có thể muốn chuyển động thường xuyên hơn. Cũng có người có cả 2 trạng thái trên quá -và ít- nhạy cảm ( vừa quá nhạy cảm vừa ít nhạy cảm với một số thứ).
Dành một phút để nghĩ về những đứa trẻ sau đây những người quá nhạy cảm với nguồn cảm giác đầu vào nhất định. Cảm giác mà chúng cố tránh được để trong ngoặc.
– Jane luôn tránh các thiết bị chơi ở ngoài sân. Bé khóc nếu bạn đặt bé vào xích đu hoặc cầu trượt ( quá nhạy cảm với chuyển động)
– Sam thì đặc biệt nhạy cảm với quần áo bé mặc (xúc giác quá nhạy cảm)
– Thomas khóc khi mẹ bé sử dụng máy sấy tóc ( thính giác quá nhạy cảm)
– Sarah thích phòng tối và tránh những nơi có ánh sáng hoặc quá sang (thị giác quá nhạy cảm)
– Isaac tức giận khi dì Michelle của bé đến thăm. Dì Michelle xức rất nhiều nước hoa ( khứu giác quá nhạy cảm)
– Nathan thích thức ăn nhạt ( vị giác quá nhạy cảm)
Bây giờ hãy thử xem những đứa trẻ ít nhạy cảm đối với những thông tin cảm giác nhất định. Những cảm giác mà chúng muốn tìm kiếm được để trong ngoặc kép.
– Laura thích nhảy trên đi văng, giường và bạt bật (ít nhạy cảm với chuyển động)
– John thường nhìn vào ngón tay của mình và thường xuyên cử động chúng trước mắt mình (thị giác ít nhạy cảm)
– Oliver thích trốn ở những góc chật đằng sau đi văng (xúc giác ít nhạy cảm)
– Những đồ chơi yêu thích của Vicki phát ra âm thanh hoặc tiếng nhạc (thính giác ít nhạy cảm)
– William thích xem các bánh xe ô tô đồ chơi khi bé đẩy chúng qua lại (thị giác ít nhạy cảm)
– Aidan thích liếm đồ vật ( vị giác ít nhạy cảm)
Nếu bé nhà bạn dường như luôn tìm kiếm hoặc tránh những cảm giác nhất định. Việc hoàn thành một bản kiểm tra về cảm giác cũng rất hữu ích để có cảm nhận tốt hơn về sở thích giác quan của trẻ. Sách hướng dẫn “ Hơn là lời nói” (Sussman, 1999) có bản kiểm tra này. Cuốn sách “Sở thích cảm giác của con tôi”, có thể là một công cụ hữu ích cho phụ huynh để hiểu hơn các nhu cầu cảm giác của con trẻ.
Mời bạn tham gia Group Thắp đèn xanh – Đồng hành cùng trẻ Tự kỷ để thảo luận, chia sẻ và đồng hành cùng các trẻ Tự kỷ!